Rau màu là gì?
Rau màu là một loại thực phẩm lành mạnh. Có mặt phổ biến trong mọi thực đơn chế biến hàng ngày. Góp phần tạo nên bữa ăn ngon, đồng thời mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, làm đẹp. Rau, củ, quả cung cấp nguồn dinh dưỡng và vitamin dồi dào. Là sự lựa chọn không thể nào thiếu của mọi gia đình.
I. Các loại rau màu phổ biến hiện nay
1. Rau ăn lá
Rau ăn lá là loại rau màu phổ biến nhất. Vừa rất dễ trồng, lại vừa phong phú nhiều loại giống khác nhau. Rau ăn lá cung cấp hàm lượng chất lớn. Mang đến cơ thể những hợp chất chống oxy hóa hiệu quả. Giúp đào thải các yếu tố độc hại ra khỏi cơ thể. Hiện có rất nhiều loại rau ăn lá được sử dụng, mỗi loài rau được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Rau ngót, rai khoai, rau dền, rau muống, rau cần nước…là loại rau ăn lá được ưa chuộng nhất.
2. Rau màu ăn quả
Ngoài những loại rau màu dùng lá, rau ăn quả cũng phổ biến với nhiều loại. Thường những loài rau này thuộc vào họ bầu bí. Các loại quả như: mướp, dưa leo, khổ qua, cà tím, đậu bắp, đu đủ xanh,...
3. Rau ăn rễ
Rau ăn rễ hiện đang là thực phẩm được ưa chuộng bởi giàu giá trị dinh dưỡng. Những sản phẩm như ngó sen vẫn luôn được đón nhận rộng rãi.
4. Rau ăn củ
Cùng với rau ăn rễ, rau ăn củ cũng chứa hàm lượng vitamin cao. Rất cần thiết cho cơ thể. Phổ biến với củ cải, cà rốt, củ dền, củ đậu,...
5. Rau ăn thân, ăn hoa
- Rau ăn thân gồm những loại như: bạc hà, rau chuối, măng tây, măng…
- Rau ăn hoa gồm: hoa thiên lý, hoa điên điển, hoa chuối…
Bên cạnh đó còn có các loại rau thơm như: rau quế, rau húng, rau bạc hà, rau thì là… Bổ sung hương vị thơm ngon, đậm đà cho thực đơn mỗi bữa ăn.
II. Cách trồng rau màu hiệu quả
1. Chọn đất trồng rau màu
Có nhiều loại đất phù hợp dành riêng cho từng loại rau màu khác nhau. Vì vậy, khi trồng cần chú ý chọn đất để tăng năng suất và chất lượng tốt nhất. Đa phần các loại rau màu thường phù hợp với: đất cát pha, đất thịt, đất sét, đất phù sa…
Cần chọn loại đất có lượng mùn cao. Đồng thời có độ PH từ 5.5 – 7. Ngoài ra chọn đất cần ở những nơi có vị trí thuận lợi. Chủ động được nguồn nước tưới và canh tác cũng như vận chuyển.
2. Cày, bừa, phơi đất
Để có được loại đất tốt để trồng rau cùng với ngăn chặn các mầm mống bệnh trong đất. Cần phải cày, phơi đất trước khoảng 20 ngày. Công đoạn này sẽ tạo cho đất độ tơi xốp, thoáng khí. Duy trì được sự hô hấp cho vi sinh vật và rễ trong đất. Sử dụng phân chuồng bón lót trong lúc cày để phân trộn vào đất.
Đối với những nơi thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa. Hoặc những nơi thường có mùa nước nổi hàng năm, đất ngập mặn. Nên lên liếp cao để khỏi gây thối rễ và chế rau màu. Đồng thời tạo cho việc chăm sóc cây dễ dàng hơn.
3. Gieo trồng hạt giống rau màu
Trước khi hạt giống được đưa vào gieo cũng cần xử lý. Tùy theo từng giống rau màu mà có những cách xử lý khác nhau. Có thể ngâm qua nước ấm để hạt giống nhanh nảy mầm. Nhưng đa phần rau màu thường có thể gieo thẳng mà không cần qua quá trình xử lý.
Cách gieo hạt giống có thể là gieo thẳng hoặc gieo trong bầu tùy vào yêu cầu. Nếu gieo thẳng sẽ giúp rễ mọc sâu hơn. Cây cũng sinh trưởng mạnh, không bị mất sức, phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên cách này khó chăm sóc, nếu gặp mưa, cây dễ bị hư. Gieo trong bầu rau màu sẽ sinh trưởng đều hơn. Cây dễ chăm sóc và ít chết. Ít hao tổn cây giống so với trồng thẳng trong đất. Nhưng lại tốn công làm bầu, rễ phát triển không sâu.
4. Kỹ thuật chăm sóc rau màu đúng cách
- Kỹ thuật tưới nước: Việc tưới nước thông thường sẽ gây lãng phí. Nên sử dụng biện pháp tưới nhỏ giọt hay phun mưa. Theo cách này sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công cũng như nước. Đồng thời giúp cho nước thấm sâu hơn vào trong đất và cây hơn.
- Bón phân: Rau màu là loại cây ngắn ngày nên cần nhiều chất dinh dưỡng, nên sử dụng kết hợp giữa phân hữu cơ với phân bón Gold Tomato để đảm bảo chất lượng cũng như đầy đủ nhu cầu cho rau trồng. Cũng có thể bón bằng cách vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo giống. Hay bón phân vào rãnh ở một hoặc 2 bên hàng cây. Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây phân hữu cơ để có hiệu quả nhanh.
- Phòng trừ sâu bệnh: Nên xử lý đất canh tác, xử lý giống trước khi gieo trồng. Nếu sử dụng phân chuồng phải ủ hoai trước khi bón. Vừa giúp hạn chế mầm bệnh, vừa loại cỏ dại. Sử dụng nhà kính, mùng để hạn chế côn trùng. Giảm mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học. Mà hãy áp dụng những phương pháp phòng trừ sâu bệnh an toàn từ thiên nhiên
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.