Mướp đắng, hay còn được biết tới với tên gọi là khổ qua là giống cây trồng thuộc họ bầu bí. Mướp đắng thường được trồng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau và nó cũng rất hữu ích. Cùng tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng tiêu chuẩn thông qua bài viết để áp dụng thuận lợi trên vườn trồng của gia đình mình.
I. Những điều cần biết khi trồng cây mướp đắng
1. Thời vụ
Mướp đắng được gieo bằng hạt, thường gieo từ đầu tháng 3 đến tháng 9. Thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 12.
2. Chọn giống
Bạn có thể cân nhắc mua hạt giống tại các đại lý uy tín, hoặc sử dụng trái mướp đắng chất lượng của vụ trước để lấy hạt. Nếu tự chuẩn bị hạt giống cần ưu tiên chọn trái lớn, cầm chắc tay. Sau đó bổ trái khi đã già, lấy hạt rửa sạch và phơi thật khô. Việc ngâm ủ sẽ được tiến hành khi mùa vụ tới.
Ngoài ra, đối với việc mua giống bán sẵn bà con có thể cân nhắc một số giống phổ biến, được đưa vào trồng nhiều như:
+ Giống mướp đắng địa phương: khổ qua xiêm, TH-12,…
+ Giống mướp đắng lai F1 tiêu biểu như Chiatai, 054 và 185, hay East-west 241,…..
3. Làm đất
Nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, có độ PH từ 5,5 - 6,6. Mặt ruộng bằng phẳng dễ tưới và thoát nước. Trước khi gieo hạt phải cày bừa đất kỹ và làm sạch cỏ. Lên luống (liếp) 1,3 - 1,4 m, mặt luống rộng 1 - 1,1 m, cao khoảng 30 cm.
II. Kỹ thuật trồng cây mướp đắng
1. Xử lý hạt giống
Hạt giống đã chuẩn bị trước đó chúng ta đem ngâm cùng nước nóng trong thời gian khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ. Nước ấm sử dụng pha theo tỷ lệ tiêu chuẩn là 2 sôi 3 lạnh. Sau khi ngâm xong bà con đem ủ trong khăn ẩm thời gian khoảng 24 giờ.
Lúc này, đem hạt giống rửa sạch bằng nước để loại bỏ hết lớp nhờn bên ngoài. Tiếp tục đem ủ trong khăn ẩm sạch cho tới khi hạt nứt nanh mới tiến hành đem gieo. Cần chú ý để hạt nứt nanh, mọc rễ với độ dài vừa phải.
2. Gieo hạt
Canh tác mướp đắng thông thường hạt giống sẽ được gieo trực tiếp xuống luống trồng đã chuẩn bị trước đó. Tra hạt trực tiếp xuống lỗ trồng sau đó phủ lên một lớp đất mỏng lên trên cùng. Cần chú ý khi tra hạt bạn cần đảm bảo đặt đầu nứt nanh xuống phía dưới. Cuối cùng phủ lên một lớp rơm rạ, hoặc lớp tro ủ hoai mục.
Với mỗi hốc trồng bà con nên gieo khoảng 5 – 7 hạt phòng trừ tình trạng sâu đất, hay dế phá hoại. Sau khi hoàn thành việc gieo hạt giống thì tưới đẫm nước nhằm duy trì độ ẩm cho đất lý tưởng, thúc đẩy hạt nhanh chóng nảy mầm, phát triển thành câu con.
III. Chăm sóc cây mướp đắng
1. Tưới nước
Trồng mướp đắng, hay những loại cây trồng khác việc cung cấp đủ nước ảnh hưởng tới quá trình cây sinh trưởng. Việc tưới đủ nước, đều đặn hàng ngày cần được chú ý thực hiện đầy đủ. Trong đó, giai đoạn cây đang ra hoa, nuôi trái thì việc tưới nước cần được chú trọng.
Không để vườn trồng đất quá khô, tuy nhiên cũng cần chú ý để tình trạng ngập úng không xảy ra. Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết mưa nhiều việc tránh ngập úng cần thực hiện tránh ảnh hưởng tới quá trình cây phát triển, thậm chí là chết cây.
2. Bón phân
- Bón lót: Sử dụng phân chuồng đi kèm Tomato Vua Rễ
- Bón thúc
+ Giai đoạn cây con leo dàn : Phun Amino Gold kèm Phân xanh để kích đọt, xanh cây, tốt lá, đẻ nhánh nhiều,...
+ Giai đoạn ra hoa: dùng Big Boom để tạo mầm hoa cực tốt, hoa bung mạnh, đậu trái nhiều
+ Giai đoạn nuôi trái: phun Sumo giúp trái lớn nhanh, lên màu đẹp, trái mọng, nặng ký
3. Làm cỏ
Duy trì việc làm cỏ thường xuyên nhằm kiểm soát độ thông thoáng cho luống trồng. Không tranh dinh dưỡng, giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh xuất hiện đều được đảm bảo tốt. Việc làm cỏ cho diện tích trồng mướp đắng cần kết hợp với xới xáo, vun gốc.
Thông thường, việc làm cỏ khi canh tác giống cây trồng này sẽ được tiến hành thủ công bằng tay. Thực hiện đều giúp không gian sinh trưởng của mướp đẳng được đảm bảo tốt nhất
4. Làm dàn leo
Việc làm hệ thống giàn leo đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho khổ qua có thể sinh trưởng thuận lợi. trong đó, yêu cầu cơ bản trong quy trình làm giàn sẽ là:
- Trà leo: Khi cây con phát triển có khoảng 3 – 4 lá thật thì lúc này cắm trà cần được thực hiện. Sử dụng cọc trà chiều dài khoảng 2.2 -2.5m với mật độ sử dụng là 2.500 cây/ 1000m2. Sử dụng cắm theo hình chữ A, có cả trà ngang đảm bảo độ chắc chắn.
- Giăng dây: Hoàn thiện hệ thống dây gân phủ toàn bộ hệ thống giàn trên và giàn ngang. Từ đó việc sinh trưởng, nuôi trái dễ dàng với hệ thống dàn leo chắc chắn.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Côn trùng phá hoại mướp đắng bao gồm nhiều loại như: Bọ rẫy, sâu đất, sâu xanh, rệp, rầy mềm, bọ trĩ. Bệnh thường xuất hiện trên cây mướp đắng là bệnh virus, bệnh lở cổ đất, bệnh đốm nâu trên lá, bệnh héo rũ… Để phòng sâu bệnh bạn nên thường xuyên bắt sâu, tỉa lá bị bệnh, trừ khi trong trường hợp phải phun thuốc bảo vệ thực vật. Thời kì thu hoạch phải áp dụng thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn để an toàn khi sử dụng.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.