Rau xanh sạch đang là nhu cầu thiết yếu của nhiều hộ gia đình, bởi vì giàu dinh dưỡng, dễ ăn vừa dễ trồng, cho thu hái quanh năm. Chính vì vậy, thay vì phải đi mua rau củ từ các chợ tự phát vừa lo lắng về độ an toàn vừa mất tiền thì nhiều người chọn cách trồng rau tại vườn nhà. Nhưng để có được một vườn rau xanh tươi, ăn quanh năm, bạn cần phải tìm hiểu cách làm đất trồng rau sạch tại nhà.
1. Tại sau cần làm đất trước khi trồng rau?
Trước khi trồng một loại cây nào đó thì công việc bạn phải làm đầu tiên đó chính là làm đất trồng hay có thể gọi là xử lý cải tạo đất trồng. Một nguyên lý mà bất cứ người nào làm vườn đều biết rõ đó chính là: Đất trồng bình thường đã trải qua thời gian dài sử dụng thì vấn đề bị chai cứng, cằn cỗi, bạc màu và nhiều nấm bệnh là điều không tránh khỏi. Như vậy cải tạo đất trồng nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và làm sạch sâu bệnh sẽ là việc làm cần thiết để tạo môi trường sống tốt nhất cho cây.
- Một số ưu điểm khi làm đất trước khi trồng cây:
+ Không chứa mầm bệnh. Về cơ bản chúng phải được khử trùng bằng các công nghệ khác nhau trước khi đảo trộn.
+ Không có các loại côn trùng như rệp, sán…
+ Không chứa các chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người như chì, thủy ngân, benzen
+ Không chứa hoặc còn tồn dư của thuốc, phân hóa học
+ Đủ điều kiện cơ bản như chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, khả năng thoát nước – giữ ẩm… để cây có thể phát triển.
2. Quy trình làm đất trồng rau
- Bước 1: Xử lý đất cũ
Để hạn chế nấm bệnh sinh trưởng thì nên bón Tinh vôi cho đất trước khi trồng rau. Ngoài việc phòng bệnh ra, vôi còn có tác dụng cung cấp thêm canxi cho đất, hạ phèn, khử chua, cân bằng lại pH đất
Sau đó trộn đất đều lên để phơi ải là giải pháp giúp đất được thoáng khí, diệt mầm bệnh, sâu hại và tăng lượng oxy trong đất giúp cho hệ vi sinh vật có lợi hoạt động.
- Bước 2: Làm đất tơi xốp
Cải tạo bằng cách sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, đỗ, bã đậu tương, trấu tươi, trấu hun, xơ mùn dừa… trộn đều vào đất thành hỗn hợp đất tơi xốp… Phương pháp này rất cần thiết đối với những loại đất đã qua sử dụng.
- Bước 3: Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân trùn quế để cung cấp và bổ sung dưỡng chất cho đất trồng. Đây là những cách an toàn và hiệu quả giúp cho đất trồng được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt phân trùn quế là một chế phẩm sinh học an toàn và đem đến nhiều lợi ích như: tăng khả năng giữ ẩm cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng dễ tan cho cây trồng, duy trì độ tơi xốp đất một cách lâu dài, giúp hòa tan các nguyên tố đa vi lượng khó tiêu.
3. Kinh nghiệm khi trồng rau sạch tại nhà
- Ươm hạt và gieo hạt
Để thúc đẩy quá trình nảy mầm của hạt giống, bạn nên ngâm hạt vào nước theo tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh từ 4 – 6h. Tiếp tục đem đi ủ từ 10 – 12h đến khi thấy hạt nứt ra rồi mới đem đi gieo. Việc làm này sẽ giúp tăng khả năng nảy mầm của hạt đồng thời bạn không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi hạt giống nảy mầm. Đây là một kinh nghiệm ươm hạt rất hữu hiệu, nó đem lại hiệu quả cao cho người trồng rau.
- Chuẩn bị thùng xốp phù hợp
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị những chiếc thùng xốp. Bạn có thể mua hoặc tận dụng thùng xốp cũ với kích thước như mong muốn, phù hợp từng loại rau. Ưu điểm của việc sử dụng thùng xốp đó là việc giữ độ ẩm cho đất khá lâu, sẽ giúp hạn chế được việc tưới nước cho cây. Bạn cũng nên chọc lỗ xung quanh thùng xốp, tốt nhất là cách đáy 5 cm. Việc làm này sẽ giúp đất trồng được thoáng khí hơn.
Chọn đất phù sa thịt hoặc đất thịt để trồng rau là tốt nhất. Tuy nhiên bạn có thể trộn thêm: Trấu hun, than mùn cưa, phân trùn quế…Đây được coi là yếu tố tạo độ tơi xốp cho đất cũng là cách để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất trồng.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả vật liệu bạn có thể tiến hành trộn đất trồng theo tỉ lệ cơ bản như sau: 5 phần đất nền + 3 phần nguyên liệu tơi xốp + 2 phần phân bón hữu cơ.
- Tận dụng những rác thải nhà bếp
Ngày nay việc tìm kiếm phân hữu cơ chất lượng ở thành phố là điều không hề dễ dàng. Nhưng có một cách hay mà các bà nội trợ đã và đang làm rất hiệu quả, đó là việc tận dụng rác thải nhà bếp như: Nước vo gạo, vỏ trứng, phế phẩm từ nhà bếp như :cọng rau, vỏ củ quả, ruột cá…để bón và tưới cho cây. Mỗi một loại rác thải có cách làm khác nhau để biến nó thành phân bón hiệu quả..
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.