Chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch thật sự rất cần thiết. Bởi đây là thời điểm cây sầu riêng bị cạn kiệt dưỡng sức và sức đề kháng của cây cũng rất yếu. Cần chủ động vệ sinh vườn để loại bỏ những tàn dư nấm bệnh cũng như bổ sung dinh dưỡng giúp cây phục hồi.
I. Lý do cần phục hồi sầu riêng sau khi thu hoạch
Trong suốt cả một mùa vụ, cây đã phải dốc toàn lực trong giai đoạn làm bông và nuôi trái suốt. Bên cạnh đó, cây cũng đã phải chịu tác động trực tiếp như:
- Quá trình kích thích cây ra bông bằng kỹ thuật xiết nước làm cho cây bị suy yếu, đồng thời cũng làm giảm tuổi thọ của cây. Với những nhà vườn làm bông trái vụ, việc bà con sử dụng các hóa chất để kích thích sinh trưởng làm cây mất đi sự cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây.
- Nếu nhà vườn lạm dụng quá nhiều các loại phân bón hóa học sẽ làm đất trồng bị thoái hóa, hệ rễ của cây cũng vì đó mà kém phát triển hơn. Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mất đi hệ vi sinh tự nhiên trong đất. Hệ lụy là cây có sức đề kháng kém với các loại sâu bệnh hại và có khả năng dễ bị ngộ độc hơn.
- Với những cây sầu riêng đạt năng suất cao trong vụ mùa vừa qua sẽ dẫn đến tình trạng cây bị kiệt quệ dinh dưỡng và sức sống của cây bị suy giảm.
- Ở khu vực miền Tây Nam Bộ, với tình trạng thiếu nước ngọt và nhiễm mặn xảy ra trong mùa khô cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây sầu riêng.
- Hơn nữa, sau quá trình thu hoạch sẽ để lại nhiều vết thương hở cho cây. Những vết thương hở chính là những cửa ngõ thuận lợi để nấm khuẩn xâm nhập và tấn công cây.
II. Quy trình chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch
1. Tỉa cành và tạo tán.
- Bởi cành lá qua một mùa vụ không được cắt tỉa, làm cho tán cây rậm rạp, cành lá xum xuê. Vườn thiếu độ thông thoáng chính là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển mạnh mẽ và gây hại cho cây.
- Trên tán cây cũng tồn tại nhiều cành khô, cành yếu và cành đã nhiễm nấm bệnh. Nếu những cành này không được cắt tỉa và tiêu hủy, thì sẽ có nguy cơ lây lan ra toàn bộ cây.
- Việc làm này không chỉ tạo độ thông thoáng cho vườn cây, giúp hạn chế sâu bệnh, mà còn giúp hỗ trợ cây nhanh phục hồi hơn để chuẩn bị hình thành mầm hoa cho vụ mùa năm sau. Đặc biệt là đối với các vườn sầu riêng lâu năm, việc cắt tỉa sẽ hạn chế tình trạng nứt thân xì mủ ở trên cây.
- Công tác cắt tỉa cành và tạo tán như sau:
+ Đầu tiên, bà con cắt tỉa những chồi dại và cuống còn lại ở trên thân.
+ Kế tiếp, bà con cắt bỏ hết những cành bị sâu bệnh, già yếu, cành khô, cành vượt hay cành bị khuất sáng.
+ Sau đó, để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ trên cây cần cắt bỏ những cành mọc dưới thấp, cách mặt đất chỉ khoảng 1m. Bên cạnh đó, cần loại bỏ cả những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong của tán.
2. Vệ sinh vườn.
- Mục đích của công tác rửa vườn là nhằm xử lý các mầm bệnh tồn dư ở trong đất. Đồng thời sẽ hạn chế sự xuất hiện của nấm bệnh tấn công lên các vết cắt cành.
- Công tác rửa vườn cũng giúp xử lý các rong rêu bám trên thân cây gây ảnh hưởng đến cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Bà con nên sử dụng những sản phẩm gốc đồng để sát khuẩn, rửa vườn và phòng trừ nấm hiệu quả.
- Đồng thời, bà con cần dọn sạch cỏ dại trong vườn, vì đây chính là nơi các loài dịch hại trú ngụ.
3. Nguồn nước cho vườn sầu riêng.
Nước là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn khả năng phục hồi của cây sầu riêng sau thu hoạch. Bà con cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây, tuy nhiên phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng, thoát nước tốt, tránh tình trạng ngập úng khiến nấm bệnh phát triển và lây lan nhanh. Việc đảm bảo nguồn nước cũng góp phần giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Nhờ đó mà cây phục hồi nhanh hơn.
4. Sâu bệnh hại trong quá trình chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch.
- Thời điểm cây ra chồi non và đọt non sau quá trình phục hồi cũng chính là thời điểm phát sinh của các loại sâu bệnh hại. Vì vậy, nên có các biện pháp để phòng trừ và xử lý kịp thời, tránh để sâu bệnh phát triển mạnh mẽ và khó kiểm soát.
- Giai đoạn này nhà vườn cần bảo vệ bộ lá bởi một số tác nhân chính như: sâu ăn lá, rệp sáp, rầy, nhện đỏ, bọ cánh cứng, thán thư.
5. Bón phân giúp lấy lại sức sống cho cây.
- Đây là biện pháp kỹ thuật thiết yếu giúp cây hồi phục khả năng sinh trưởng sau thời gian dài mang trái trên cây.
+ Để cây nhanh chóng phục hồi và đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo, Nên sử dụng Tomato vua rễ hoặc xô vọt đọt để phục hồi lại cây. Đây là những dạng phân bón dễ tan, dễ tiêu và dễ hấp thụ.
Hoặc
+ Bên cạnh đó, bà con cũng cần bổ sung thêm phân NPK và TE giúp tăng cường hàm lượng đạm và lân cho cây sầu riêng để giúp cây nuôi lá và đọt non, hỗ trợ cây nhanh phục hồi hơn.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.