KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CHO NĂNG SUẤT CAO VÀO MÙA MƯA

Ớt là loại cây gia vị tương đối dễ trồng tuy nhiên kỹ thuật trồng ớt vào mùa mưa sẽ đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm cũng như chuyên môn hơn. Không chỉ quan tâm đến việc chọn giống, gieo trồng mà còn phải biết cách chăm sóc, bón phân hợp lý. Bài viết sau đây của Gold Tomato sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ thuật trồng ớt mùa mưa cho năng suất cao.

1. Đặc điểm và mùa vụ 

- Trước khi đi đến những kỹ thuật trồng ớt mùa mưa chúng ta sẽ xem qua những đặc điểm của loại cây gia vị này. Ớt chính là một trong những loại cây được trồng rất phổ biến ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Bên cạnh đó ớt còn là một loại gia vị được sử dụng trong hầu hết các món ăn. Công dụng chính của ớt là làm tăng độ cay và kích thích vị giác cho người dùng. Ngoài công dụng chính làm gia vị, ớt cũng được đánh giá là loại thực phẩm trang trí món ăn rất đẹp mắt. 

- Thực tế ớt có thể trồng quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính:

+ Vụ Xuân Hè: Gieo hạt vào tháng 2 hoặc 3, thu hoạch từ tháng 4 đến 9.

+ Vụ Thu Đông: Gieo hạt vào tháng 9, thu hoạch từ tháng 1 năm sau.

+ Vụ Đông Xuân: Gieo vào tháng 11 hoặc 12, thu hoạch tháng 2 hoặc tháng 6 năm sau.

2. Vấn đề gặp phải khi trồng ớt vào mùa mưa

Trồng ớt trong mùa mưa đặt ra một thách thức đối với nông dân, tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, nó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mùa nắng. Trong mùa mưa, mặc dù không cần tốn công tưới nước nhiều nhưng việc đạt năng suất cao khá khó khăn, đặc biệt là khi phải đối mặt với bệnh hại phát triển mạnh nếu không quản lý tốt. Bệnh héo xanh, sương mai, thán thư và đặc biệt là bệnh virus có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất ớt. Do đó nếu có kinh nghiệm trồng ớt đúng kỹ thuật và quản lý tốt các bệnh hại sẽ nâng cao năng suất hơn rất nhiều.

3. Kỹ thuật trồng ớt mùa mưa cho năng suất cao

a. Ngâm ủ hạt giống

Số lượng hạt giống cần thiết cho một hecta đất phụ thuộc vào giống ớt và tỷ lệ nảy mầm. Thông thường người ta sẽ trồng khoảng 150-200g/ha.

Trước hết, hãy ngâm hạt giống trong nước sạch không chứa phèn mặn từ 6-8 giờ. Tiếp theo, ngâm hạt trong dung dịch của thuốc trừ nấm (phối hợp theo hướng dẫn với 1 lít nước) trong 30 phút. Sau đó, rửa sạch hạt và để ráo nước. Gói những hạt giống vào khăn ẩm và đặt chúng trong một bao nilon kín. Mục đích là để hạn chế sự bốc hơi của nước.

Cuối cùng, ủ hạt ở nhiệt độ từ 27-28°C. Sau khoảng 48 giờ, hầu hết các hạt giống ớt sẽ nảy mầm. Nhưng để đạt hiệu quả tốt, hãy ưu tiên gieo những hạt đã nảy mầm. Ngoài ra tránh để cây giống có rễ quá dài vì điều này có thể làm cho cây mầm yếu và dễ gãy khi gieo trồng.

b. Gieo hạt giống

Để trồng ớt bạn nên sử dụng các khay trồng, bầu làm từ nilon hoặc lá chuối. Thành phần đất  trong bầu trồng bao gồm:

  • Đất mặt tơi xốp: 60%
  • Tro trấu: 10%.
  • Vôi: 0,2-0,3%.
  • Phân lân: 0,5-1%.
  • Phân chuồng hoai mục: 29%.

Trước khi đổ vào bầu, hãy trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ để loại bỏ cặn và đất lớn. Sau khi gieo hạt vào bầu, rải một lớp mỏng phân chuồng đã được sàng kỹ để che kín hạt. Tiếp theo, rải một lần thuốc đặc trị để kiểm soát kiến, côn trùng và sâu gây hại trong đất.

Để đảm bảo việc nảy mầm của hạt, hãy tưới nước đầy đủ và duy trì độ ẩm. Để cây con phát triển khỏe mạnh, cần áp dụng phương pháp quản lý sâu bệnh hiệu quả. Trong trường hợp cây trồng thiếu dinh dưỡng, có thể tưới Tomato Vua Rễ cho sự phát triển của rễ.

c. Khoảng cách trồng ớt

Khi cây ớt đã phát triển từ 4-5 lá (khoảng 25-35 ngày sau khi gieo hạt), hãy chọn những cây khỏe mạnh và không bị nhiễm sâu bệnh để tiến hành trồng.

4. Những điều cần lưu ý về kỹ thuật trồng ớt mùa mưa

a. Chọn hạt giống thích hợp với mùa mưa

Để trồng ớt trong mùa mưa, quan trọng nhất là phải lựa chọn giống ớt phù hợp để đảm bảo sức khỏe và năng suất của cây. Có một số giống ớt được đánh giá thích hợp cho mùa mưa, bao gồm: Ớt chỉ thiên, ớt sừng trâu, ớt chuông, ớt xiêm xanh, ớt chỉ địa Hàn Quốc,… 

Những giống ớt này đều có đặc điểm chung là khả năng chịu đựng môi trường ẩm ướt, khả năng kháng bệnh tốt và thời gian sinh trưởng nhanh.

b. Chọn loại đất trồng phù hợp

Để trồng ớt mùa mưa, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng đến các yếu tố sau:

+ Lựa chọn đất có khả năng thoát nước tốt và cấu trúc xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất canh tác lúa.

+ Tránh trồng ớt sau các vụ của cây cùng họ. Chẳng hạn như cà chua, cà tím để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cây ớt. 

+ Đảm bảo độ pH lý tưởng từ 5,5 đến 6,5 để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây.

c. Chuẩn bị đất trồng ớt trước khi gieo hạt

+ Bạn nên thực hiện các bước sau trước khi trồng ớt:

+ Tiến hành cày và bừa đất để tạo ra một cấu trúc đất xốp, đồng thời loại bỏ cỏ dại và đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả trong việc thoát nước cho cây trồng.

+ Tạo ra những luống cao có chiều rộng 1 mét và chiều cao từ 20-30 cm. Mục đích là để cho việc thoát nước diễn ra thuận lợi. Đồng thời, hãy xây dựng kênh thoát nước có độ rộng khoảng 40 cm.

+ Sử dụng màng phủ nông nghiệp nhằm tăng cường quá trình phát triển của cây ớt. Trồng cây theo hàng đôi và giữ khoảng cách 1,2 mét giữa các hàng.

5. Kỹ thuật bón phân cho cây ớt

- Bón lót: Đối với mỗi diện tích 500m2, hãy sử dụng bón lót sâu bằng cách phân bổ 7-8 tạ phân chuồng ủ hoai mục theo dòng nước. Đồng thời kèm theo Tinh VôiĐạm Cá Hồi. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng màng nilon để che phủ mặt luống trồng, giúp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh. Ngoài ra còn giảm thiểu lượng phân bón và nước tưới bị lãng phí.

- Bón thúc:

+ Bón thúc lần 1: Sau khoảng 20-25 ngày kể từ khi trồng, đây là thời điểm cây ớt bắt đầu phát triển cành lá. Bạn hãy sử dụng Tomato Vua RễĐạm cá hồi

+ Bón thúc lần 2: Khi cây ớt bắt đầu có hoa và quả non. Lượng phân bón cần dùng là 8-10kg NPK 20-20-15 cho mỗi diện tích sào 500m2 và phun trên Big boom, Amino Gold, Sát Khuẩn. Hãy chú ý kết hợp việc xới đất, làm cỏ và vun gốc cây trong mỗi lần bón phân

6. Phòng trừ sâu bệnh

Để giảm thiểu tình trạng sâu bệnh gây hại trên cây ớt trong mùa mưa, ngoài việc lựa chọn giống cây không bị nhiễm bệnh, duy trì vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng và chuẩn bị đất kỹ. Bạn nên sử dụng phân chuồng và các chế phẩm sinh học, đồng thời sử dụng phân bón hợp lý và tăng cường cung cấp Canxi cho cây.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MÃNG CẦU XIÊM

Cây mãng cầu xiêm hay còn được gọi là mãng cầu gai là loại cây cho năng suất cao, dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây sống và phát triển tốt ở những vùng có độ ẩm cao và nhiệt độ không quá lạnh rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm. Chỉ cần chăm chỉ áp dụng một số kĩ thuật sau đây thì bà con sẽ sở hữu một vườn cây mãng cầu có năng suất vượt trội, quả to và đồng đều cho hiệu quả kinh tế cao trong vườn nhà. I. Những điều cần biết về...

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH – KHỞI ĐẦU VỤ MÙA BỘI THU

Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Năng suất sầu riêng bắt đầu từ thời vụ sau thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn chưa ý thức được vai trò của giai đoạn này. Theo chân Gold Toamato tìm hiểu bí quyết chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch – khởi đầu cho mùa màng bội thu! 1. Mục đích và nguyên tắc của việc chăm sóc sầu riêng sau khi thu hoạch - Mục tiêu chính của giai đoạn này là: phục hồi sức khỏe vườn và kích thích cho cây sầu riêng ra đọt để nuôi hoa,...

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN TRÁI (QUẢ) ĐÚNG CÁCH

Cây ăn quả hay những loại cây khác luôn mang đến những lợi ích nhất định cho người trồng. Cả về mặt giá trị kinh tế lẫn sức khỏe. Nhưng trồng cây bằng cách nào để cây sinh trưởng và phát triển bền vững? Cùng Gold Tomato tìm hiểu kỹ thuật về cây ăn trái (quả) đạt tiêu chuẩn ngay trong bài viết dưới đây! 1. Các bước chuẩn bị trồng cây ăn quả a. Chuẩn bị đất trồng cây ăn quả Để thực hiện cách trồng cây ăn quả (trái) thì không thể bỏ qua bước chuẩn bị đất trồng. Nên đất trồng cần được...

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG

Trong giai đoạn đầu phát triển, cần có chế độ và kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con. Tuy nhiên, một số nhà vườn chưa đảm bảo được kỹ thuật và quy trình đúng dẫn đến cây bị chết khi còn nhỏ. Bài viết dưới đây, Gold Tomato sẽ mách bà con cách trồng sầu riêng con trưởng mạnh mẽ.  1. Điều kiện ngoại cảnh khi trồng cây sầu riêng - Trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con nói riêng, cách chăm cây sầu riêng nói chung thì yếu tố ngoại cảnh tác động một phần lớn đến sự phát triển và...

CHĂM SÓC CÂY BƠ ĐỂ HẠN CHẾ RỤNG TRÁI NON

Bơ là loại cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Bơ thích khí hậu mát mẻ, đất thoát nước tốt nên chúng được trồng phổ biến ở vùng cao nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai... Để cây bơ cho năng suất cao, chúng tôi chia sẽ đến bà con cách chăm sóc cây bơ để hạn chế rụng trái non 1. Nguyên nhân bơ rụng trái non - Cây bơ Tây Nguyên, đặc biệt là bơ booth, có đặc trưng là tỉ lệ đậu trái thấp....

HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY CHANH CHO RA QUẢ CỰC NHIỀU

Chanh cho trái quanh năm mang tới khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của người. Khi nhu cầu sử dụng chanh là khá lớn thì đây là loại cây trồng lý tưởng cân nhắc để canh tác trên diện tích đất trồng hiện có. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chanh  giúp bà con nông dân có thêm lựa chọn để canh tác, có thêm thu nhập từ diện tích đất trồng mà mình có. 1. Những điều cần biết về cây chanh Cây chanh có tên khoa học là Citrus aurantifolia, thuộc họ Cam chanh và có nguồn gốc...

CÁCH TRỒNG CÂY CHANH BẰNG HẠT

Chanh là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình, giống cây này có thể trồng bằng hạt hoặc trồng phương pháp ghép cành. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây chanh bằng hạt với tỷ lệ sống 100%. 1. Đôi nét về cây chanh. Cây chanh có thể trồng được quanh năm nhưng sẽ có 2 thời vụ tốt nhất là vào tháng 2- 3 và tháng 8 -9 hàng năm. Tuy nhiên cần tránh trồng vào những mùa có thời tiết rét đậm, rét hại để cho cây sinh trưởng và...
Lên đầu trang
phanbontomato.com phanbontomato.com
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng