KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƠ

Bơ là cây trồng có giá trị kinh tế cao được rất nhiều nhà vườn lựa chọn làm cây chủ lực trong phát trển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để cây bơ phát triển cho năng suất, chất lượng cao thì bà con cần nắm rõ, kỹ thuật, quy trình canh tác. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con tham khảo.

I. Những điều cần biết khi trồng cây bơ

1. Giới thiệu chung về cây bơ

Cây bơ có xuất xứ từ vùng Trung Mỹ, được con người sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Theo những hiện vật còn sót lại thì từ thời người Inca cổ đại đã biết sử dụng trái bơ để làm thực phẩm.

+ Tên khoa học: Persea americana

+ Tên tiếng Anh: Avocado

+ Là loại cây nhiệt đới và bán ôn đới, thuộc kiểu cây gỗ lớn, cao từ 15-20m khi trưởng thành. Tuổi thọ ghi nhận được là hơn 70 năm (trường hợp của cây bơ Hass đầu tiên trồng tại Mỹ)

Lá cây có nhiều hình dạng, nhưng chủ yếu là ovan hơi nhọn về phần đuôi lá, mặt trên bóng, mặt dưới nhám và sáng màu hơn. Hoa thường ra vào đầu mùa xuân và nuôi quả trong khoảng 6 tháng. Thời gian nuôi quả càng lâu thì phần thịt quả (cơm) càng béo và ngon hơn.

Quả có hình như quả lê, vỏ màu xanh, khi chín có khi màu xanh hoặc chuyển qua đỏ, nâu, tím… Bên trong là phần thịt quả, thường có màu vàng nhạt, mềm và béo. Trong cùng là phần hạt, mỗi quả chỉ có 1 hạt, và chiếm khoảng 50-70% thể tích quả.

Đây chỉ là thông tin chung về cây bơ, còn trên thực tế, trong quá trình lai tạo tự nhiên và chọn lọc do con người, cây bơ đã phát sinh ra hàng trăm giống khác nhau. Khác nhau về hình thái lá, quả, thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch và cả sự thích nghi với khí hậu đặc trưng (cây ưa lạnh, cây ưa nóng ẩm…).

2. Một số giống bơ phổ biến

Khâu đầu tiên trong kỹ thuật canh tác bơ là chọn giống. Đây là khâu không kém phần quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế sau này. Thông thường bà con hiện nay thường chọn các giống bơ có tên tuổi lâu năm. Chẳng hạn một số giống sau

  • Giống trong nước: bơ 034 bơ năm lóng, bơ không tên, bơ trái dài, bơ tứ quý, bơ mã dưỡng…

  • Giống nước ngoài: bơ booth, bơ hass, bơ reed, bơ pnkerton

Các giống hầu hết đều có cơm sáp dẻo, thơm và rất béo, tỷ lệ chất béo đều đạt trên 75%. Một số giống có khả năng thu hoạch trái vụ, nhiều vụ (bơ tứ quý) và bảo quản được đến 10 ngày sau thu hoạch.

3. Thời vụ

Bơ có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm trồng phù hợp nhất sẽ rơi vào những tháng mùa mưa từ tháng 4 – 5 trở đi. Nơi trồng bơ lý tưởng cần có sự phân chia rõ rết 2 mùa là mùa khô và mùa mưa để tạo thời gian phù hợp cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa tập trung và thụ phấn.

4. Đất trồng

Cây bơ có khả năng thích nghi với nhiều đất trồng khác nhau nhưng đất đỏ bazan vẫn được xem là loại đất phù hợp nhất. Nơi trồng bơ phải là nơi có thể thoát nước nên thích hợp để trồng ở những vùng đất Tây Nguyên và những vùng Tây Nam Bộ. Độ pH từ 5 -7, lượng mưa thích hợp phải đạt từ 1.200 – 1.500mm và nhiệt độ thích hợp từ 15 – 25 độ C.

5. Mật độ trồng

Bơ trồng thuần thì khoảng cách trồng bơ là 9m x 6m hoặc 8m x 7m, còn nếu trồng xen che bóng hay chắn gió cho cây cà phê thì 9m x 9m hoặc 9m x 12m là khoảng cách phù hợp. Khoảng cách hố đào là Hố đào 60 x 60 x 60cm, phân chuồng đã ủ hoai mục bón dưới mỗi hố từ 15 – 20 kg, thêm 0,5 kg lân Ninh Bình và rải 0,3 -0,5kg vôi.

II. Chuẩn bị trồng cây bơ

1. Chọn giống và thời điểm xuống giống

Về cây giống, hiện nay trên thị trường hầu như những giống bơ ngon đều có sẵn cây giống. Thời điểm cung cấp thường là đầu mùa mưa. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để xuống giống. Cây giống thường được ghép bằng phương pháp nêm chồi. Tiêu chuẩn để chọn giống như sau

  • Cây giống phát triển đồng đều, chiều cao cây từ 40cm (chồi 15-20cm).

  • Phần gốc ghép thẳng, đường kính ít nhất 0,8cm, vỏ trơn bóng, không có vết thương vật lý hoặc dấu hiệu sâu bệnh

  • Mắt ghép liền mạch, chắc chắn, không bị bó cứng bởi dây ghép

  • Chồi ghép phát triển bình thường, lá đã thuần thục có màu xanh đậm, trên chồi ghép có ít nhất 5-7 lá. Ngọn không bị sâu bọ chích hút

  • Giá thể ươm có thể là xơ dừa hoặc đất thịt, yêu cầu phải chắc chắn, không bị bể vỡ

Ngoài thời điểm xuống giống là đầu mùa mưa, nếu chủ động về nước tưới, bà con cũng thể xuống giống quanh năm. Nếu thời điểm xuống giống vào mùa khô, cần chú ý đến vấn đề che nắng trong ít nhất 6 tháng đầu tiên.

2. Chuẩn bị đất trồng và hố trồng

Đất trồng bơ trước khi trồng nên cày xới cho tơi xốp, bổ xung thêm phân hữu cơ và tiến hành đo độ pH phù hợp với cây bơ. Nếu chưa đạt cần phải tiến hành các biện pháp để điều chỉnh độ pH đất. Đối với đất trước đó đã canh tác cà phê, tiêu, ca cao… cần phải có biện pháp xử lý tuyến trùng, mầm bệnh trước khi trồng bơ. Tốt nhất nên trồng trước 1-2 vụ màu để cải thiện đất

Hố trồng được chuẩn bị trước thời điểm trồng 15-30 ngày. Hố có kích thước tối thiểu 40x40x40cm. Mỗi hố ta sử dụng lớp đất mặt trộn với các thành phần bón lót như sau:

  • Phân chuồng từ 3-5kg
  • Phân lân 0,3 kg + 0,1 – 0,2
  • Phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-10).
  • 1-2 thìa nhỏ nấm đối kháng trichoderma
  • Không nhất thiết phải bổ sung thêm vôi, vì mục đích chính của vôi là sát khuẩn và điều chỉnh pH nếu đất bị chua. Bà con hoàn toàn có thể bổ sung sau trong quá trình cây sinh trưởng

Sau khi đã trộn phân bón lót, bà con lấp hố lại, tưới ẩm và chờ đến ngày xuống giống. Trong thời gian này có thể đem cây giống ra “tập nắng”  cho cây khỏe mạnh và làm quen với ánh nắng trực tiếp.

3. Tiến hành trồng cây bơ

- Dùng cuốc, xẻng đào một lỗ nhỏ chính giữa hố đã chuẩn bị, kích thước lớn hơn bầu ươm một chút.

- Dùng tay xé hoặc dao rạch lớp nilon của bầu ươm, thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu.

- Đặt cây vào chính giữa hố trồng, sao cho phần cổ rễ cao hơn mặt đất xung quang từ khoảng 10cm.

- Lấp đất đồng thời dùng tay nén nhẹ quanh bầu để cố định bầu

- Vun cao ở phần gốc để hạn chế đọng nước, xung quanh có thể tiến hành khơi bồn đường kính khoảng 1-1,2m để tiện cho việc tưới nước – bón phân

- Trồng xong cần tưới nước ngay để đất lấp kín vào các khoảng trống và cây không bị héo

- Nếu trồng trong mùa khô, cần tiến hành che nắng cho cây trong ít nhất trong 3 tháng đầu tiên. Đồng thời cung cấp đủ nước để cây có thể phát triển.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây bơ

a. Tưới nước và tủ gốc

Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể  tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô.

Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.

b. Bón phân

* Giai đoạn 1. Trồng mới

Mật độ trồng và cách chuẩn bị đất trồng khác nhau tùy vào địa hình và điều kiện tự nhiên của vùng trồng:

Trồng thuần: đối với đất đỏ bazan khoảng cách trồng 6 x 8m, với những loại đất khác thì có thể là 4 x 6 m, 6 x 6m…m, với mật độ từ 200 – 400 cây/ ha.

Trồng xen: Có thể trồng xen trong vườn ca cao, cà phê, chè,…tái canh, trồng mới và vườn kinh doanh, khoảng cách trồng 9 x 9m, 9 x 12 m,…xen ở ngã tư giữa 4 cây và ven lô. Mật độ khoảng 100 cây/ ha.

Quy cách hố trồng: Có thể đào với khoảng cách 50 x 50 x 50cm hoặc 60 x 60 x 60cm…

Bà con nên bón lót 2 – 3 kg phân chuồng sau khi làm bồn xong. Tưới nước giữ ẩm, đảo đều với đất sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và có khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau.

* Giai đoạn 2. Giai đoạn kiết thiết

Tùy vào sức khỏe và độ tuổi cây trồng mà căn lượng phân bón phù hợp từ 6 – 8 lần trong năm. Nên bón phân vào thời điểm cơi đọt đã già và chuẩn bị đón cơi đọt mới.
Năm đầu tiên: Sử dụng sản phẩm phân bón Organic Nutri sau khi trồng khoảng 20 – 30 ngày bắt đầu bón thúc cho cây. Hàm lượng sử dụng thường từ 4 – 6 kg/ cây cho 6 – 8 lần bón, bón cách gốc 20 – 30cm tưới dẫm nước
.

Năm thứ 2: Bón như năm đầu nhưng tăng thêm lượng phân từ 2 – 3 kg tùy theo mức độ phát triển của cây.

* Giai đoạn 3: Kinh doanh

Năm thứ 3 trở đi: Năm thứ 3 cây bắt đầu ra quả bói nếu là bơ ghép, vì thế nên để lại số lượng quả tùy theo sức của cây, thường là 1 – 3 quả/ cành. Tiến hành bón 3 đợt phần khi quả được 1 tháng đến khi thu hoạch. Bón phục hồi cây sau khi thu hoạch dọn dẹp, tỉa cành:

+ Lần 1: Sử dụng sản phẩm Xô Vọt Đọt sau khi thu hoạch, tỉa cành, để tạo bộ lá khỏe mạnh vè xum xuê trong thời gian ngắn, bà con nên tưới nước sau khi bón phân.

+ Lần 2: Trước khi cây ra hoa 25 – 30 ngày sử dụng sản phẩm Combo xử lý ra hoa của Gold Tomato để kích thích ra hoa  

+ Với những loại bơ phải rụng lá mới ra hoa thì vẫn nên xử lý theo phương pháp truyền thống.

+ Lần 3: Sử dụng sản phẩm Xô Vọt Đọt khi cây bắt đầu hình thành trái nhỏ (đường kính trái khoảng 2cm).
Không nên sử dụng các loại phân bón gốc và thuốc BVTV trong thời gian cây trổ hoa để tránh tình trạng sốc ảnh hưởng đến cây trồng.

+ Lần 4: Quá trình nuôi trái sẻ sử dụng sản phẩm Xô Vọt Đọt đầu vụ. Bà con có thể chia làm nhiều lần bón sau khi bón lần 3 là 30 – 40 ngày bởi thời gian nuôi trái cây bơ khá dài.

Nêu chia nhỏ số lần bón như giai đoạn kiến thiết cơ bản nếu chủ động nguồn nước nhưng vẫn tập trung phân bón cho 4 lần chính như trên để giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Tùy vào năng suất cũng như điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng mà và con cần cân đối lượng phân bón phù hợp. 

c. Tỉa cành, tạo cán

Tiến hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ơ cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống!

d. Phòng trừ sâu bệnh

Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ.

5. Thu hoạch và bảo quản

- Dụng cụ: Gồm sào thu hái gắng với túi hái có lưỡi cắt, bao, bạt gom quả, kéo cắt cành, sọt chuyên chở và tấm lót
- Xác định độ già thu hoạch
Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lượng, vụ bơ nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả, xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong
+ Bắt đầu có một vài quả già rụng
+ Vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn
+ Âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng)
+ Vỏ lụa, vỏ hạt khô, dai và chuyển sang màu cánh dán
+ Màu thịt quả vàng hơn
+ Xác định qua hàm lượng % chất khô
- Phân loại và bảo quản: Cắt cuống còn 5mm, phân loại sơ bộ thành 2–3 loại, xếp vào sọt riêng hay theo lớp riêng, lót carton, rơm để chống sốt, trày sướt, che đậy giỏ bơ bằng bạt gom quả.

**Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 5 đường số 8A, KDC Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP. HCM.
ĐT: 0981 580 539 - CSKH: 0836 079 938
Email: goldtomatoco@gmail.com
Website: https://phanbontomato.com/
Youtube: Nông Nghiệp Tomato
Facebook: Phân Bón Gold Tomato

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN QUẢ TRONG NHỮNG NGÀY NẮNG NÓNG

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến độ ẩm trong đất giảm mạnh. Đất thiếu nước, độ ẩm thấp làm thay đổi tính chất vật lý. Khi lượng nước trong đất bốc hơi hết, tầng đất mặt khô, co cứng làm đứt hệ thống rễ cám, khiến quá trình hấp thụ nước và khoáng của cây bị gián đoạn. Tình trạng này đặc biệt nguy hại đối với các vườn cây đang mang trái. Bên cạnh đó, nền nhiệt cao cũng khiến lượng nitơ trong thực vật và trong đất sụt giảm. Các sinh vật trong đất bao gồm vi...

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MƯỚP ĐẮNG (KHỔ QUA)

Mướp đắng, hay còn được biết tới với tên gọi là khổ qua là giống cây trồng thuộc họ bầu bí. Mướp đắng thường được trồng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau và nó cũng rất hữu ích. Cùng tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng tiêu chuẩn thông qua bài viết để áp dụng thuận lợi trên vườn trồng của gia đình mình. I. Những điều cần biết khi trồng cây mướp đắng 1. Thời vụ Mướp đắng được gieo bằng hạt, thường gieo từ đầu tháng 3 đến tháng 9. Thu hoạch từ tháng 5 đến...

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA HẤU

Dưa hấu là loại quả được rất nhiều người ưa chuộng bởi tính hàn, có thể chế biến làm thức ăn, đồ uống giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Với kỹ thuật trồng dưa hấu đúng cách, chúng ta có thể tự tay gieo trồng cũng như thu hái những quả dưa hấu ngon lành, bổ dưỡng. Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa hấu cũng như cách chăm sóc loại quả này nhé. I. Những điều cần biết khi trồng cây dưa hấu 1. Thời vụ a. Các tỉnh phía Bắc – Vụ xuân hè: Do có mùa...

KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA BƯỞI DA XANH

Trong thực tế trồng cây bưởi da xanh nhiều nhà vườn gặp trường hợp cây bưởi vừa ra hoa vừa ra đọt non. Khi đó nếu không đủ kinh nghiệm xử lý sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến lứa hoa, quả và tác động trực tiếp đến năng suất của cây bưởi da xanh. Vậy cách xử lý như thể nào khi gặp cây bưởi da xanh vừa ra hoa vừa ra đọt non thích hợp nhất hãy tìm hiểu cùng Gold Tomato nhé! I. Giai đoạn đầu - Thông thường bưởi da xanh nếu được trồng trong điều kiện thích hợp và...

KỸ THUẬT LÀM ĐẤT TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Rau xanh sạch đang là nhu cầu thiết yếu của nhiều hộ gia đình, bởi vì giàu dinh dưỡng, dễ ăn vừa dễ trồng, cho thu hái quanh năm. Chính vì vậy, thay vì phải đi mua rau củ từ các chợ tự phát vừa lo lắng về độ an toàn vừa mất tiền thì nhiều người chọn cách trồng rau tại vườn nhà. Nhưng để có được một vườn rau xanh tươi, ăn quanh năm, bạn cần phải tìm hiểu cách làm đất trồng rau sạch tại nhà. 1. Tại sau cần làm đất trước khi trồng rau? Trước khi trồng một...

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHIẾT GHÉP CÂY SẦU RIÊNG

Sầu riêng được biết đến là đặc sản trái cây nổi tiếng, “vua của các loại trái cây”. Của Việt Nam trong nước và cả thị trường hoa quả quốc tế. Hiện nay, trong ngành trồng trọt,  phương pháp nhân giống sầu riêng ngày càng đa dạng. Theo cách cũ, sầu riêng trồng bằng quả mất từ 6-12 năm cho trái và khung tán to khiến chăm sóc rất khó khăn. Những năm gần đây, người trồng đã sử dụng phương pháp nhân giống vô tính như Kỹ thuật chiết và ghép Kỹ thuật chiết và ghép nhân giống sầu...

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI

Cây ổi được trồng chủ yếu nhằm mục đích lấy quả, đáp ứng cho nhu cầu thực tế của con người. Sử dụng quả ổi trong chế độ ăn uống hàng ngày trở nên quen thuộc bởi những lợi ích lớn cho sức khỏe của con người. Bởi vậy, trồng cây ổi trở thành lựa chọn của nhiều bà con nông dân để có thêm nguồn thu nhập cho chính mình. Vậy kỹ thuật trồng cây ổi như thế nào để đạt năng suất cao? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu nhé. I. Những điều cần biết khi trồng cây ổi 1. Thời vụ Ổi...

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐIỀU

Cây điều là cây công nghiệp dài ngày, có tiềm năng về năng suất và chất lượng cao. Hiện nay, hạt điều rất có giá trị kinh tế cao, hạt điều được sản xuất và nhập khẩu sang các nước trên thế giới. Để có được cây điều cho năng suất cao bà con cần nắm rõ được kỹ thuật trồng cũng như cách chăm sóc cây điều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách trồng và chăm sóc cây điều cho năng suất cao. I. Những điều cần biết khi trồng cây điều 1. Thời vụ Thời điểm thích...
Gọi ngay Đặt hàng 0836079938
Lên đầu trang
phanbontomato.com phanbontomato.com
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng