KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG

Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới, có giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm đặc trưng được ưa chuộng phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay nhiều vùng ở nước ta đã trồng sầu riêng hiệu quả và đạt được giá trị kinh tế cao. Đặc điểm hoàn toàn riêng biệt của sầu riêng này khiến cho nhiều người lúng tung trong quá trình trồng trọt, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết và chính xác các kỹ thuật trồng cây sầu riêng đem lại chất lượng quả tốt.

* Đặc điểm của cây sầu riêng:

Sầu riêng là giống cây trồng nhiệt đới nên có thể phát triển tốt, ra hoa kết quả trong điều kiện thời tiết lý tưởng từ 22 – 30°C. Đặc trưng là dạng cây ưa ẩm song lại không thể chịu được tình trạng ngập nước. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chú ý tưới nước vào mùa khô nhưng chú ý tới việc thoát nước vào mùa mưa.

Đặc điểm của sầu riêng là cây thân gỗ, ở độ tuổi trưởng thành có thể đạt được chiều cao từ 25 – 30m trung bình. Bên cạnh đó, bộ rễ của loài cây này có thể ăn sâu xuống lòng đất với chiều sâu lên tới 7 – 9m. Tuy nhiên, dễ dàng bị bật gốc khi đối diện với gió lớn nên cần chú ý có biện pháp chống đỡ thích hợp, đặc biệt là vào mùa mưa bão.

Khi trồng sầu riêng chúng ta có thể cân nhắc trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên với đất thịt pha cát, đất bazan hoặc phù sa mang tới năng suất cao nhất cho giống cây này. Sau khoảng thời gian trồng từ 3 – 4 năm thì sầu riêng bắt đầu cho trái. Quả sầu riêng màu xanh khi còn non, có nhiều gai nhọn và vàng khi chín. Thịt quả mang vị ngọt, béo và thơm vô cùng đặc trưng tạo nên nét đặc biệt, hấp dẫn của loài cây này.

1. Chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng

a. Xác định khoảng cách cây trồng

Ở vùng đất thấp (Miền Tây Nam Bộ), phải đào mương, lên liếp: Nếu liếp đơn thì đắp mô ở giữa liếp và mô cách mô 8 – 10 m. Nếu liếp đơn khoảng cách 2 hàng mô từ 6 – 7 m, trong một hàng: Mô cách mô 8 – 10 m. Ở Tây Nguyên, khoảng cách cây cách cây từ 6 – 8 m, hàng cách hàng từ 7 – 8 m.

b. Chuẩn bị mô, hố

Đắp mô được thực hiện trước khi trồng 15-20 ngày

Đắp mô và hố theo khoảng cách trồng đã định đối với từng vùng đất. Đắp mô trồng sầu riêng thường được tiến hành ở vùng đồng bằng, vùng đất thấp chủ yếu ở vùng Tây Nam bộ. Các vùng Cao nguyên và Miền núi do có địa hình cao nên không cần phải đắp mô. Mô thường đắp thành hình tròn có đường kính 0,6 – 0,8 m; cao 0,3 – 0,5 m tùy theo địa hình cao hay thấp. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mô nên có chiều cao 0,4 – 0,8 m và rộng từ 1,2 – 2,2 m. Đất đắp mô là đất ruộng, đất phù sa sông rạch … Tùy điều kiện đất đai từng vùng mà làm mô cho thích hợp. Đất được đưa về phơi khô.

Trộn đều 1 – 2 kg vôi bột + 10 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai gồm phân dơi trộn tro trấu, xơ dừa (hoặc 20 – 30 kg phân xanh đã ủ hoai mục) + 1 kg phân lân và thuốc trừ côn trùng với lượng đất đủ đắp một mô.

c. Đào hố

Đào hố được thực hiện trước khi trồng 1 tháng

Ở những khu vực có địa hình cao cần đào hố để trồng.  Mỗi hố cần: 20 – 30 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai mục gồm phân dơi trộn tro trấu, xơ dừa (hoặc 30 – 40 kg phân xanh đã ủ hoai mục), 1 kg supe lân, 1 kg vôi, thuốc trừ côn trùng.

Hố trồng thường có chiều sâu x dài x rộng là 60 x 60 x 60 cm. Khi đào để riêng 3 lớp đất (lớp dưới, lớp giữa và lớp trên mặt). Xử lý hố trồng sầu riêng: Phun Confidor 200OD 0,1% vào hố (0,5 lít/hố) để trừ kiến, mối và rắc 0,3 – 0,5 kg vôi vào đáy hố, xung quanh hố và xung quanh miệng hố. Sau khi rắc thuốc và vôi, đổ 1/3 lớp đất dưới xuống hố. Trộn đều lượng phân chuồng, lân với lớp đất mặt và lớp đất giữa. Cho lượng đất phân đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố lấp đất lên phân. Đối với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thì cào lớp đất mặt để riêng vào hố và trộn đều với phân hữu cơ. Lấp hố theo thứ tự tầng đất đã để riêng khi đào hố (lớp đất giữa rồi đến lớp đất đáy).

d. Chuẩn bị cây giống

Giống cấy sầu riêng

Giống sầu riêng bán trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng với nhiều lựa chọn khác nhau như sầu riêng hạt lép RI6, sầu riêng thái, sầu riêng ruột đỏ,… Việc tìm mua giống cây ghép được bán sẵn tại các cơ sở cung cấp cây giống uy tín giúp quá trình trồng diễn ra thuận lợi, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực mà chúng ta không mong muốn.

Đảm bảo cây trồng tươi tốt, khỏe mạnh và tuyệt đối không có sâu bệnh. Tùy thuộc vào nhu cầu trồng giống sầu riêng nào chúng ta có thể đặt mua và trồng theo nhu cầu để có được hiệu quả cao như mong muốn. Trong đó các tiêu chuẩn cơ bản khi chọn cây giống là:

- Thân cây thẳng

- Có rễ phát triển tốt

- Có tối thiểu từ 3 cành

- Chiều cao khoảng 80cm

- Đường kính thân cây 0.8cm trở lên   

2. Chọn đất trồng

Sầu riêng được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất hơi phèn có độ pH từ 4,5 – 6 vẫn trồng được. Độ pH lí tưởng từ 6 – 6,5; một số vùng có độ pH từ 5 – 5,5 sầu riêng vẫn phát triển khá tốt.  Vùng đất xám và đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, sầu riêng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Vùng đồng bằng Nam Bộ phải trồng sầu riêng trên đất có xẻ mương, làm liếp và mô cao để tránh úng vào mùa mưa và có nước để tưới vào mùa khô.

Đất trồng sầu riêng phải đảm bảo chủ động đủ nước tưới trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa cũng như có thể tạo khô hạn để xử lý cây ra hoa nghịch vụ. Ở Tây Nam Bộ vườn cần phải có bờ bao, cống chắn, có hệ thống mương liếp thông nhau để tiêu thoát nước.

3. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng

Việc chọn giống cây khỏe mạnh sau khi được tiến hành thì lúc này quá trình trồng sâu riêng cần được tiến hành. Yêu cầu đối với mật độ trồng từ 70 – 100 cây/ha tức là các cây cách nhau từ 10 – 12m. Quá trình trồng sầu riêng tuân thủ đúng kỹ thuật với các bước là:

  • Bước 1: Trước khi tiến hành trồng cây vào hố thì đảo phân từ trên xuống dưới, và từ ngoài vào trong cần được thực hiện ở vị trí đều khắp trong lòng hố.
  • Bước 2: Tạo điểm để đặt cây sầu riêng ở bên trong hố. Tùy thuộc vào kích thước của bầu mà chúng ta cần tạo hố có kích thước một cách hợp lý nhất. Trong đó chiều sâu cần đảm bảo mức tối thiểu là 20cm, còn lại đường kính có kích thước lớn hơn bầu ươm từ 1 – 2cm.
  • Bước 3: Tiến hành dùng dao hoặc kéo để cắt bỏ rễ thừa, các rễ cong của cây. Tiếp tục rạch đường dài ở vị trí bao bầu, chú ý cẩn thận không làm vỡ bầu cây. Lúc này, đặt cây vào hố trồng để bầu cao hơn phần miệng hố khoảng 2 – 3cm. Cuối cùng là tách phần vỏ bầu ra khỏi bầu ươm.
  • Bước 4: Ở bước này chúng ta phủ đất lên phần mô đã nén chặt, chú ý phần đất bên ngoài cần phủ đất thấp hơn ở phần miệng bầu với chiều cao là 1 – 2cm. Có độ dốc giúp quá trình tưới nước không có tình trạng đọng nước ở phần rễ cây có khả năng xảy ra.
  • Bước 5: Thực hiện cắm cọc để giữ cây cần được thực hiện bằng cọc nứa, tre hoặc gỗ,… với chiều dài từ 1 – 2m và đường kính là 2 – 3cm. Tùy thuộc vào kích thước thức tế của giống cây mà việc làm giá đỡ cần có sự cân đối một cách hợp lý.
  • Bước 6: Sau khi cây được trồng thì lúc này tiến hành tưới nước cần thực hiện nhằm duy trì được độ ẩm lý tưởng cho cây.
  • Bước 7: Sử dụng cây, lá dừa khô, hay lá chuối,… để che chắn ánh nắng cho cây cón vừa mới trồng. Bên cạnh đó, việc dùng lá cây khô, hay rơm rạ,… che phủ phần gốc giúp việc giữ ẩm cho cây sầu riêng được thực hiện tốt.

 4. Cách chăm sóc cây sầu riêng

Sau khi hoàn tất quá trình trồng sầu riêng đến với quá trình chăm sóc cây sầu riêng có những yêu cầu, những đòi hỏi riêng cần được đảm bảo. Thực hiện chăm sóc cho cây sầu riêng đúng cách, sử dụng các loại phân bón uy tín trong từng giai đoạn phát triển của cây:

a. Thời kì cây mới trồng

Vào giai đoạn từ 1 – 3 năm đầu khi mới trồng sầu riêng là thời kì tốc độ sinh trưởng của cây khá chậm yêu cầu cần chăm sóc kỹ lưỡng mới giúp chúng phát triển khỏe mạnh, đồng thời có được dáng cây cân đối nhất. Ở thời kì này yêu cầu cần đảm bảo:

  • Tưới nước: vào thời điểm mùa khô tần suất từ 7 – 10 ngày/ lần với lượng nước vừa đủ tạo độ ẩm cho đất đồng thời kết hợp phủ rơm rạ, vỏ trấu,… để giữ độ ẩm. Việc đánh bồn ở vị trí xung quanh gốc có thể cân nhắc giúp quá trình tưới tiêu được thực hiện dễ dàng.
  • Làm cỏ: việc làm cỏ cần được thực hiện thường xuyên để tạo độ thông thoáng cần thiết, đặc biệt là ở khu vực gốc cây. Tuyệt đối không để cỏ dại mọc rậm rạp có thể khiến nguy cơ gây bệnh, hay côn trùng gây hại ẩn nấp. Có thể cân nhắc phương án canh tác một số loại cây họ đậu dưới gốc để có thêm thu nhập, hạn chế tình trạng cỏ mọc dưới gốc.
  • Bón phân: bón phân bổ sung cần thực hiện vào thời điểm đầu mùa mưa. Lúc này, mỗi gốc bón 15-20kg phân chuồng, phân hỗn hợp và phân phức hợp với tỉ lệ đạm và lân cao giúp kích thích rễ và cành phat s triển. Vào năm thứ hai thực hiện bón 2 tháng/lần với mỗi lần là 100g. Sau đó ở năm thứ hai trở đi thì bón 0,8 – 1kg/gốc/năm được phân chia thành 4 – 6 lần bón. Ngoài ra, chú ý bón thêm phân trung vi lượng với tần suất mỗi năm từ 1 – 2 lần.
  • Cắt tỉa cành: ở giai đoạn từ 6 – 8 tháng đầu tiên chúng ta để cây phát triển hoàn toàn tự nhiên. Sau đó tiến hành chọn chồi khỏe nhất là chồi chính. Khi cây có chiều cao từ 2m thì cắt bỏ cành ngang ở vị trí từ mặt đất lên khoảng 0.8 – 1m.

b. Thời kì cây kinh doanh

Trồng sầu riêng đến năm thứ 4 – 5, cây sầu riêng sẽ bắt đầu cho trái và cân đối ở độ tuổi của cây việc giữ lại bao nhiêu trái cần được cân nhắc, tránh nguy cơ khiến cây mất sức, thậm chí là gãy đổ cành. Khi sản lượng tăng, cây có độ tuổi cao hơn thì thường trái sẽ có trọng lượng trung bình trong khoảng 2 – 4kg.

  • Tưới nước: lúc này bộ rễ của cây đã đủ độ sâu, việc tưới nước không yêu cầu thực hiện nhiều nhưng phải đảm bảo mức độ trung bình. Thường thì mua khô việc tưới nước cần tiến hành từ 2 – 4 đợt, mỗi đợt thực hiện cách nhau khoảng 30 ngày.
  • Làm cỏ: yêu cầu đối với làm cỏ ở giai đoạn này không quá lớn khi các tán cây đã giao nhau, lượng cỏ mọc không nhiều. Tuy nhiên, cần chú ý dọn dẹp khi cần thiết để duy trì được độ thông thoáng, hạn chế bụi ẩn nấp cho côn trùng, hay nấm gây hại, đặc biệt là cạnh tranh dinh dưỡng với sầu riêng.
  • Bón phân: sử dụng phân đa lượng với mỗi gốc từ 4 – 6kg phân NPK/năm và chia đều thành 4 – 6 lần bón. Vào giai đoạn cây nuôi trái thì tăng thêm kali trong phân bón cần chú ý để cải thiện chất lượng quả, đồng thời cũng tăng tỉ lệ đậu. Sau khi đã thu hoạch thì giảm kali, tăng lượng lân và đạm hỗ trợ cho cây phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, với phân chuồng cần bổ sung đầy đủ từ 20 – 25kg hàng năm cho mỗi gốc. Đối với phân vi lượng – trung lượng tiến hành bón trực tiếp vào gốc thay vì phun như lúc cây còn nhỏ.
  • Tỉa cắt cành: trong trường hợp trồng thuần thì cành ngang có thể nuôi với chiều dài khoảng 1.5m, chú ý hãm ngọ khi cây đã đạt được chiều cao khoảng 7 – 10m. Nếu là trồng xen thì yêu cầu cành ngang phải cao hơn ngon ở bên dưới khoảng 1 – 2m. Ngoài ra, chú ý phân tầng cách nhau khoảng cách từ 40 – 60cm là hợp lý.

                                             

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MÃNG CẦU XIÊM

Cây mãng cầu xiêm hay còn được gọi là mãng cầu gai là loại cây cho năng suất cao, dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây sống và phát triển tốt ở những vùng có độ ẩm cao và nhiệt độ không quá lạnh rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm. Chỉ cần chăm chỉ áp dụng một số kĩ thuật sau đây thì bà con sẽ sở hữu một vườn cây mãng cầu có năng suất vượt trội, quả to và đồng đều cho hiệu quả kinh tế cao trong vườn nhà. I. Những điều cần biết về...

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH – KHỞI ĐẦU VỤ MÙA BỘI THU

Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Năng suất sầu riêng bắt đầu từ thời vụ sau thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn chưa ý thức được vai trò của giai đoạn này. Theo chân Gold Toamato tìm hiểu bí quyết chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch – khởi đầu cho mùa màng bội thu! 1. Mục đích và nguyên tắc của việc chăm sóc sầu riêng sau khi thu hoạch - Mục tiêu chính của giai đoạn này là: phục hồi sức khỏe vườn và kích thích cho cây sầu riêng ra đọt để nuôi hoa,...

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN TRÁI (QUẢ) ĐÚNG CÁCH

Cây ăn quả hay những loại cây khác luôn mang đến những lợi ích nhất định cho người trồng. Cả về mặt giá trị kinh tế lẫn sức khỏe. Nhưng trồng cây bằng cách nào để cây sinh trưởng và phát triển bền vững? Cùng Gold Tomato tìm hiểu kỹ thuật về cây ăn trái (quả) đạt tiêu chuẩn ngay trong bài viết dưới đây! 1. Các bước chuẩn bị trồng cây ăn quả a. Chuẩn bị đất trồng cây ăn quả Để thực hiện cách trồng cây ăn quả (trái) thì không thể bỏ qua bước chuẩn bị đất trồng. Nên đất trồng cần được...

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG

Trong giai đoạn đầu phát triển, cần có chế độ và kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con. Tuy nhiên, một số nhà vườn chưa đảm bảo được kỹ thuật và quy trình đúng dẫn đến cây bị chết khi còn nhỏ. Bài viết dưới đây, Gold Tomato sẽ mách bà con cách trồng sầu riêng con trưởng mạnh mẽ.  1. Điều kiện ngoại cảnh khi trồng cây sầu riêng - Trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con nói riêng, cách chăm cây sầu riêng nói chung thì yếu tố ngoại cảnh tác động một phần lớn đến sự phát triển và...

CHĂM SÓC CÂY BƠ ĐỂ HẠN CHẾ RỤNG TRÁI NON

Bơ là loại cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Bơ thích khí hậu mát mẻ, đất thoát nước tốt nên chúng được trồng phổ biến ở vùng cao nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai... Để cây bơ cho năng suất cao, chúng tôi chia sẽ đến bà con cách chăm sóc cây bơ để hạn chế rụng trái non 1. Nguyên nhân bơ rụng trái non - Cây bơ Tây Nguyên, đặc biệt là bơ booth, có đặc trưng là tỉ lệ đậu trái thấp....

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CHO NĂNG SUẤT CAO VÀO MÙA MƯA

Ớt là loại cây gia vị tương đối dễ trồng tuy nhiên kỹ thuật trồng ớt vào mùa mưa sẽ đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm cũng như chuyên môn hơn. Không chỉ quan tâm đến việc chọn giống, gieo trồng mà còn phải biết cách chăm sóc, bón phân hợp lý. Bài viết sau đây của Gold Tomato sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ thuật trồng ớt mùa mưa cho năng suất cao. 1. Đặc điểm và mùa vụ  - Trước khi đi đến những kỹ thuật trồng ớt mùa mưa chúng ta sẽ xem qua những đặc điểm của loại...

HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY CHANH CHO RA QUẢ CỰC NHIỀU

Chanh cho trái quanh năm mang tới khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của người. Khi nhu cầu sử dụng chanh là khá lớn thì đây là loại cây trồng lý tưởng cân nhắc để canh tác trên diện tích đất trồng hiện có. Biết về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chanh  giúp bà con nông dân có thêm lựa chọn để canh tác, có thêm thu nhập từ diện tích đất trồng mà mình có. 1. Những điều cần biết về cây chanh Cây chanh có tên khoa học là Citrus aurantifolia, thuộc họ Cam chanh và có nguồn gốc...

CÁCH TRỒNG CÂY CHANH BẰNG HẠT

Chanh là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình, giống cây này có thể trồng bằng hạt hoặc trồng phương pháp ghép cành. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây chanh bằng hạt với tỷ lệ sống 100%. 1. Đôi nét về cây chanh. Cây chanh có thể trồng được quanh năm nhưng sẽ có 2 thời vụ tốt nhất là vào tháng 2- 3 và tháng 8 -9 hàng năm. Tuy nhiên cần tránh trồng vào những mùa có thời tiết rét đậm, rét hại để cho cây sinh trưởng và...
Lên đầu trang
phanbontomato.com phanbontomato.com
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng