KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VŨ SỮA

Cây vú sữa từ lâu đã là loại cây được nhiều người yêu thích. Không chỉ mang lại những giá trị kinh tế cao khi cho ra những trái chín thơm ngọt mà nó còn là loại thuốc chữa bệnh hiệu quả được nhiều người tin dùng. Hiện nay để trồng vú sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao bà con nên tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa dưới đây.

I. Những điều cần biết khi trồng cây vú sữa

1. Thời vụ

Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa: khoảng tháng 9 ở Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.

2. Đất đai

Vú sữa sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng trên các loại đất phù sa ở ven sông, hay là đất thịt nhẹ. Đất trồng cây yêu cầu phải thoát nước tốt, độ pH khoảng từ 5.5 cho đến 6.5 và độ cao không quá 400m tính từ mặt nước biển.

Nếu không có đất phù sa ven sông thì bạn có thể sử dụng đất mặt ruộng, đất bùn ao hay đất vườn cũ. Bạn chỉ cần vài bước xử lí như sau là có thể đem vào trồng cây: 1-1.5kg cho một mô vôi và phơi 15-30 ngày trước khi trồng. 

3. Nhiệt độ

Vùng khí hậu nhiệt đới là nơi lí tưởng để vú sữa mica sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp là khoảng từ 22-34 độ C. Cây chỉ có thể ra hoa tốt khi mà nơi trồng có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Cây không chịu được gió lớn bởi rễ nông và tán lại quá dày. 

II. Chuẩn bị trồng cây vú sữa

1. Chọn giống

Thông thường việc nhân giống cây vú sữa thường được áp dụng bằng phương pháp chiết cành. Lựa chọn những giống cây mang lại năng suất cao với độ tuổi trong khoảng 6 – 10 năm tuổi để thực hiện chiết cành, tạo ra những cây con khỏe mạnh trước khi trồng. Trên cây, ưu tiên chọn cánh bánh tẻ tuyệt đối không sâu bệnh, độ tuổi trung bình từ 14 – 16 tháng, nằm ngang với phần da vừa hóa gỗ. Cần chú ý rằng không sử dụng các cạnh vượt làm cách chiết.

Ngoài ra, phương pháp ghép cũng được lựa chọn để nhân giống vú sữa. Thực hiện ghép áp cành treo bầu, ghép mắt được áp dụng phổ biến để nhân giống cây được thực hiện thuận lợi, hiệu quả.

2. Thiết kế vườn

- Để có thể chắc chắn và cho ra một khu vườn đẹp, chất lượng thì bạn nên vẽ sơ đồ khu vườn. Bạn có thể vẽ sơ đồ theo mương, liếp  dễ quản lí, chăm sóc.

- Tiếp đó bạn đào mương, lên liếp. Nếu trồng ở đất ruộng yêu cầu mương sâu 1-1.5m, liếp phải rộng từ 7-10m. 

- Nên bố trí hệ thống tưới tiêu để có thể chủ động nguồn nước.

- Ngoài ra, vú sữa mica có đặc điểm rễ nông, không chịu được gió lớn nên chúng ta phải trồng hàng cây chắn gió. Hàng cây cây chắn gió yêu cầu phải thẳng góc với hướng gió. Không chỉ có tác dụng chắn gió, hàng cây này còn giúp giữ ẩm, giúp cây quang hợp tốt, thụ phấn và ra trái cũng tốt hơn. 

3. Làm đất và đào hố

- Trước trồng cây vú sữa khoảng 15 – 20 ngày, làm đất và đào hố tại vị trí giữa mô như sau:

+ Rộng 40 – 50cm

+ Chiều sâu khoảng 20 – 25cm

+ Sử dụng phần đất dưới hố đào lên trộn với 20kg hỗn hợp phân hữu cơ

3. Kỹ thuật trồng cây vú sữa

- Quá trình trồng cây vú sữa có những tiêu chuẩn, có những yêu cầu riêng cần được đảm bảo tuân thủ. Lúc đó việc có thể trồng cây hiệu quả theo yêu cầu là điều được đảm bảo tốt:

+ Đặt cây nằm ở vị trí thắng đứng, mặt bầu nằm ngang với mô đất.

+ Cắt bỏ đi phần vỏ bầu sau đó lấp đầy hỗn hợp đất lên trên và nén chặt.

+ Thực hiện việc cắm cọc cố định lên cây cho chắc chắn sau đó tưới nước.

+ Sau khi trồng cần chú ý che bóng cho cây để tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng trực tiếp thời gian từ 1 – 2 năm đầu.

+ Sử dụng rơm rạ, hay lá mục phủ lên phần gốc đảm bảo giữ ẩm cho đất được thực hiện tốt với tiêu chuẩn tủ gốc nằm cách phần rễ từ 40 – 50cm.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa

a. Chăm sóc định kì

- Chăm sóc vú sữa định kì là yêu cầu bắt buộc để việc chăm sóc giúp cây phát triển toàn diện, khỏe mạnh nhất. Việc chăm sóc khi thực hiện định kỳ cũng có những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng cần được tuân thủ đầy đủ. Cụ thể chính là:

+ Tưới nước: yêu cầu cần cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết để cây phát triển, nhất là trong mùa khô, hoặc khi trái đang lớn, và khi sắp chín.

+ Phòng trừ cỏ dại: sử dụng cỏ, rác, cây phân xanh,… phủ gốc giúp phòng trừ hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng cỏ dại mọc. Ngoài ra, cần chú ý tiến hành xới phá váng sau mỗi đợt mưa to, đặc biệt là mua kéo dài. Chú ý tới làm cỏ ở vụ xuân vào thời điểm tháng 1 – 2 và vụ thu ở thời điểm tháng 8 – 9. Đồng thời việc tiến hành xới gốc 2 – 3 lần/ năm cũng cần được thực hiện để phòng trừ cỏ dại hiệu quả.

b. Cắt tỉa, tạo hình

- Những năm đầu tiên, bạn nên tỉa bớt cành chỉ để lại những cành trên cao và cành phân bố đều về các hướng. Điều này sẽ tạo cho cây có tán tròn đều. Lúc này, chúng ta nên khống chế chiều cao của cây sao cho không vượt quá 5m.

- Chúng ta cần cắt bỏ những loại cành như sau: cành mắc sâu bệnh hại, cành mọc vượt, cành ốm yếu, cành mọc sát đất. Đối với vườn vú sữa mica đã thu hoạch, người trồng nên loại bỏ những cành yếu, cành mọc đứng trong tán,…tạo sự thông thoáng cho cây, kích thích chồi mới phát triển.

- Bạn có thể cưa ngắn những cành vươn cao, ít lá, kém phát triển, chỉ để lại tầm 50-60cm tính từ gốc cành. Để tránh đọng nước, bạn nên để vết cưa 45 độ và sau khi cưa thì phết sơn lên bề mặt. 

- Khoảng 1 tháng sau, tại vết cưa sẽ mọc nhiều chồi mới nhưng bạn nên tỉa bớt chỉ để lại từ 1-2 chồi khỏe, phân bố đều các hướng. Chồi được tầm 50cm thì bạn tiến hành hủy đỉnh sinh trưởng để chồi phân cành.

- Khoảng thời gian này, ta nên chú ý theo dõi các loại sâu bệnh hại để kịp thời xử lí. Đối với vườn cây trên 20 năm tuổi, bạn có thể tiến hành đốn để làm trẻ hóa nếu cây quá cao. Việc này diễn ra trong khoảng 2-3 năm liên tục. Cành mới có thể cho trái khi được 15-18 tháng.

c. Bón phân

- Thời kì kiến thiết cơ bản: khoảng một năm sau khi trồng bạn nên bón khoảng 20-30g DAP hòa với 20 lít nước bón một tháng một lần. Khi cây được 1-3 tuổi, ta nên bón hỗn hợp phân Urea + DAP + NPK với trọng lượng từ 1-2kg theo tỉ lệ 1:1:1. Ta chia làm 4 lần bón mỗi lần cách nhau từ 2-3 tháng.

- Thời kì cây trưởng thành, ra quả ổn định: lúc này, chúng ta sẽ bón phân 4 lần vào các giai đoạn sau xử lí ra hoa, đậu quả, nuôi quả và trước khi thu hoạch tầm 1-2 tháng.

+ Lần 1: xử lí ra hoa: ta sẽ bón 5-10kg Tinh vôi ngay sau khi đã thu hoạch vụ trước. Khoảng 10-15 ngày sau, ta bón tiếp Combo Xử lí ra hoa của Gold Tomato

 Và     

- Lần 2: khi quả có đường kính 1cm: người trồng sẽ bón khoảng 1-2kg Urea + 1-2kg DAP/cây.

- Lần 3: khi quả có đường kính 3cm: ta sử dụng Combo lớn trái để tăng năng suất

- Lần 4: trước khi thu hoạch 1-2 tháng: người dân nên bón 1–2kg phân NPK +1-2 kg KCl/cây.

Lưu ý: Mỗi lần bón cần cách nhau thời gian khoảng 2 tháng để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất. Khi tiến hành bón phân chúng ta dọn sạch vật liệu ủ gốc, xới rãnh với độ sâu 5 – 10cm tại vị trí 2/3 đường kính của tán cây sau đó bón phân vào rãnh, ủ lại vật liệu lên gốc và tưới nước đều đặn hàng ngày trong khoảng 7 ngày liên tục.

Trồng và chăm sóc cây vú sữa đúng cách, đúng tiêu chuẩn là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo. Tìm hiểu thông tin, có được kỹ thuật chuẩn xác và khoa học để trồng cây vú sữa giúp người nông dân có thêm một loại cây trồng mang tới giá trị kinh tế cao, đảm bảo việc có thêm nguồn thu nhập cho gia đình được thực hiện tốt.

**Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 5 đường số 8A, KDC Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP. HCM.
ĐT: 0981 580 539 - CSKH: 0836 079 938
Email: goldtomatoco@gmail.com
Website: https://phanbontomato.com/
Youtube: Nông Nghiệp Tomato
Facebook: Phân Bón Gold Tomato

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN QUẢ TRONG NHỮNG NGÀY NẮNG NÓNG

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến độ ẩm trong đất giảm mạnh. Đất thiếu nước, độ ẩm thấp làm thay đổi tính chất vật lý. Khi lượng nước trong đất bốc hơi hết, tầng đất mặt khô, co cứng làm đứt hệ thống rễ cám, khiến quá trình hấp thụ nước và khoáng của cây bị gián đoạn. Tình trạng này đặc biệt nguy hại đối với các vườn cây đang mang trái. Bên cạnh đó, nền nhiệt cao cũng khiến lượng nitơ trong thực vật và trong đất sụt giảm. Các sinh vật trong đất bao gồm vi...

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MƯỚP ĐẮNG (KHỔ QUA)

Mướp đắng, hay còn được biết tới với tên gọi là khổ qua là giống cây trồng thuộc họ bầu bí. Mướp đắng thường được trồng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau và nó cũng rất hữu ích. Cùng tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng tiêu chuẩn thông qua bài viết để áp dụng thuận lợi trên vườn trồng của gia đình mình. I. Những điều cần biết khi trồng cây mướp đắng 1. Thời vụ Mướp đắng được gieo bằng hạt, thường gieo từ đầu tháng 3 đến tháng 9. Thu hoạch từ tháng 5 đến...

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA HẤU

Dưa hấu là loại quả được rất nhiều người ưa chuộng bởi tính hàn, có thể chế biến làm thức ăn, đồ uống giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Với kỹ thuật trồng dưa hấu đúng cách, chúng ta có thể tự tay gieo trồng cũng như thu hái những quả dưa hấu ngon lành, bổ dưỡng. Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa hấu cũng như cách chăm sóc loại quả này nhé. I. Những điều cần biết khi trồng cây dưa hấu 1. Thời vụ a. Các tỉnh phía Bắc – Vụ xuân hè: Do có mùa...

KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA BƯỞI DA XANH

Trong thực tế trồng cây bưởi da xanh nhiều nhà vườn gặp trường hợp cây bưởi vừa ra hoa vừa ra đọt non. Khi đó nếu không đủ kinh nghiệm xử lý sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến lứa hoa, quả và tác động trực tiếp đến năng suất của cây bưởi da xanh. Vậy cách xử lý như thể nào khi gặp cây bưởi da xanh vừa ra hoa vừa ra đọt non thích hợp nhất hãy tìm hiểu cùng Gold Tomato nhé! I. Giai đoạn đầu - Thông thường bưởi da xanh nếu được trồng trong điều kiện thích hợp và...

KỸ THUẬT LÀM ĐẤT TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Rau xanh sạch đang là nhu cầu thiết yếu của nhiều hộ gia đình, bởi vì giàu dinh dưỡng, dễ ăn vừa dễ trồng, cho thu hái quanh năm. Chính vì vậy, thay vì phải đi mua rau củ từ các chợ tự phát vừa lo lắng về độ an toàn vừa mất tiền thì nhiều người chọn cách trồng rau tại vườn nhà. Nhưng để có được một vườn rau xanh tươi, ăn quanh năm, bạn cần phải tìm hiểu cách làm đất trồng rau sạch tại nhà. 1. Tại sau cần làm đất trước khi trồng rau? Trước khi trồng một...

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHIẾT GHÉP CÂY SẦU RIÊNG

Sầu riêng được biết đến là đặc sản trái cây nổi tiếng, “vua của các loại trái cây”. Của Việt Nam trong nước và cả thị trường hoa quả quốc tế. Hiện nay, trong ngành trồng trọt,  phương pháp nhân giống sầu riêng ngày càng đa dạng. Theo cách cũ, sầu riêng trồng bằng quả mất từ 6-12 năm cho trái và khung tán to khiến chăm sóc rất khó khăn. Những năm gần đây, người trồng đã sử dụng phương pháp nhân giống vô tính như Kỹ thuật chiết và ghép Kỹ thuật chiết và ghép nhân giống sầu...

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI

Cây ổi được trồng chủ yếu nhằm mục đích lấy quả, đáp ứng cho nhu cầu thực tế của con người. Sử dụng quả ổi trong chế độ ăn uống hàng ngày trở nên quen thuộc bởi những lợi ích lớn cho sức khỏe của con người. Bởi vậy, trồng cây ổi trở thành lựa chọn của nhiều bà con nông dân để có thêm nguồn thu nhập cho chính mình. Vậy kỹ thuật trồng cây ổi như thế nào để đạt năng suất cao? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu nhé. I. Những điều cần biết khi trồng cây ổi 1. Thời vụ Ổi...

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐIỀU

Cây điều là cây công nghiệp dài ngày, có tiềm năng về năng suất và chất lượng cao. Hiện nay, hạt điều rất có giá trị kinh tế cao, hạt điều được sản xuất và nhập khẩu sang các nước trên thế giới. Để có được cây điều cho năng suất cao bà con cần nắm rõ được kỹ thuật trồng cũng như cách chăm sóc cây điều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách trồng và chăm sóc cây điều cho năng suất cao. I. Những điều cần biết khi trồng cây điều 1. Thời vụ Thời điểm thích...
Gọi ngay Đặt hàng 0836079938
Lên đầu trang
phanbontomato.com phanbontomato.com
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng