Đối với mỗi người nông dân, đất canh tác rất quan trọng bởi lẽ nó quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay, những vùng đất bạc màu ngày càng nhiều thêm, dẫn đến việc cây trồng kém phát triển. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho đất bị bạc màu, biện pháp cải tạo đất bạc màu giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu nhé!
1. Đất bạc màu là gì?
Đất bị thoái hóa và bạc màu hình thành từ sản phẩm phong hóa đá granit và các loại đá cát. Là những loại đá giàu silic, nghèo khoáng vật chứa kim loại kiềm, kiềm thổ, khi phong hoá cho ra đất có thành phần cơ giới nhẹ, thô, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Nhóm đất này có tổng diện tích là 3.122.700 ha, chiếm 9,82% diện tích đất tự nhiên cả nước.
2. Nguyên nhân khiến đất thoái hóa, bạc màu
a. Nguyên nhân trực tiếp
- Trồng độc canh: Trồng độc canh thường rất phổ biến do người dân thường đi theo phong trào trồng những loại cây có giá cao trên thị trường. Qua thời gian, đất từ phù sa màu mỡ sẽ ngày càng bị thoái hóa trở thành đất bị bạc màu, làm cho đất càng nghèo chất dinh dưỡng. Trồng độc canh thường phổ biến tại các vùng chuyên trồng cây công nghiệp như: Cao su, điều, cà phê,…
- Đất nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người: Môi trường càng ngày ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chế biến thực phẩm và rác thải sinh hoạt của con người. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến đất thoái hóa, bạc màu do bị nhiễm kim loại nặng.
- Chặt đốt rừng làm nương rẫy: Việc chặt phá rừng tác động rất lớn đối với đất. Thường ở các vùng sâu, dân tộc thiểu số nhiều, họ chặt phá rừng làm đất canh tác. Nhưng lại không có biện pháp chống xói mòn, rửa trôi cho đất khi trời mưa. Dẫn đến đất canh tác ngày càng mỏng, chất dinh dưỡng ngày càng ít trở thành đất bị bạc màu.
- Máy móc cơ giới: Các loại máy như máy cày, máy xới đất sẽ làm phá huỷ cấu trúc và các yếu tố trong đất. Bên cạnh đó sẽ làm hại vi sinh vật có lợi trong đất.
b. Nguyên nhân gián tiếp
- Lạm dụng phân bón hóa học: Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đất bị bạc màu. Người dân lạm dụng phân bón hóa học bởi tác dụng của nó đến cây trồng nhanh hơn rất nhiều so với phân bón hữu cơ. Việc lạm dụng này làm đất không hấp thu hết được lượng dinh dưỡng. Hậu quả chính là đất bị ngộ độc và chua, việc này tác động làm cây trồng kém phát triển, còi cọc.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều: Khi cây trồng bị dịch bệnh hay sâu hại, người dân sẽ dùng đến thuốc bảo vệ thực vật để nhanh chóng diệt trừ mầm bệnh cho cây. Nhưng việc việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật khiến môi trường đất ngày càng ô nhiễm, đất bị bạc màu và không có chất dinh dưỡng.
- Sử dụng phân bón không đúng cách: Ở một số vùng, người dân thường sử dụng phân cá ủ chưa qua xử lý cho rau. Loại phân này chứa hàm lượng natri cao. Khi cho vào đất sẽ làm phá vỡ cấu trúc của đất, làm cho đất không thoát nước được. Từ đó đất bị bạc màu nặng nề hơn.
3. Các biện pháp cải tạo đất bạc màu
a. Biện pháp cải tạo ngắn hạn
- Bón vôi: Bón vôi thường hiệu quả đối với những vùng đất chua phèn. Việc này giúp tăng độ mùn và diệt các mầm bệnh có hại trong đất. Giúp đất ngăn ngừa được vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời tái tạo lại những chất dinh dưỡng bị mất đi.
- Che phủ đất: Biện pháp này giúp hạn chế sự thoát hơi nước của đất, giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại và giữ ấm cho cây trồng. Giúp phân phối đều nước tránh ngập úng cây trồng. Bên cạnh đó, che phủ đất giúp đất giảm độ thoái hóa, xói mòn.
- Thủy lợi: Đây là biện pháp quan trọng nhất để cải thiện đất bị bạc màu. Việc cung cấp đầy đủ nước tưới giúp đất phì hơn, màu mỡ, tơi xốp hơn tạo điều kiện cho cây trồng phát triển.
- Biện pháp làm đất: Đất bị bạc màu thường là đất khô và có độ cứng cao. Vì vậy không nên cày xới mà nên tưới nước nhiều giúp cho đất màu mỡ và tơi xốp hơn.
b. Biện pháp cải tạo dài hạn
- Biện pháp hữu cơ: Thường xuyên chuyển đổi cơ cấu cây trồng và bón lót phân bón hữu cơ để tăng độ phì nhiêu cho đất. Có thể sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,… Hoặc chất thải nông nghiệp như rơm rạ, than bùn, rác thải sinh hoạt,… để tăng dinh dưỡng cho đất.
- Trồng cây phân xanh: Trồng cây phân xanh là trồng những cây họ đậu. Các loại cây họ đậu có khả năng cố định đạm, tăng độ phì nhiêu cho đất trồng.
- Cày xới sau mỗi mùa vụ: Biện pháp này bổ sung không khí vào cho đất. Giúp cho rễ cây hô hấp và phát triển khỏe mạnh, tạo năng suất cây trồng.
- Đa dạng hóa cây trồng: Lúc trồng có thể luân canh hoặc xen canh các cây trồng chính và các cây họ đậu (các cây họ đậu giúp cố định đạm). Điều này giúp đất tăng độ phì nhiêu và tăng năng suất cây trồng.
4. Cách bảo dưỡng và cải tạo đất đã bạc màu
a. Bảo dưỡng đất bằng phương pháp truyền thống
- Trồng Cây Luân Phiên
Đây là cách bảo vệ đất khỏi ánh nắng mặt trời, khí hậu khắc nghiệt và gió. Trong những khu vườn trang trại rộng lớn bạn nên trồng những loại cây lâu năm bén rễ. Phía dưới có thể trồng những loại rau củ quả ngắn hạn theo mùa. Chẳng hạn như rau hoặc là cải, củ quả như cà chua,… Để tái tạo và việc chăm bón phân hữu cơ sẽ làm đất luôn đảm bảo dinh dưỡng không bị thoái hoá mất chất đi.
- Cung cấp phân ủ cho đất
Thay vì sử dụng phân bón hoá học lợi trước mắt nhưng độc hại cho cây trồng. Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ tự mình ủ. Chẳng hạn như ủ rác thải thành phân hữu cơ hoặc phân từ các loại động vật nuôi. Mang chúng rải đều khắp vườn để đất có thể màu mỡ và hấp thụ một cách hiệu quả nhất.
b. Cải tạo đất đã bị hư hại
- Vì sao đất lại bị hư hại
Đất nông nghiệp hiện nay đều phục vụ cho mục đích trồng trọt của con người. Việc cày xới liên tục của máy móc, sử dụng nguồn nước ô nhiễm hay dùng không đúng các loại phân bón đều làm đất yếu đi và trở nên bạc màu. Bên cạnh đó, một số người không có thời gian chăm sóc vườn, để hoang đất lâu năm. Điều này dẫn đến khi cải tạo và sử dụng đất rất khó mang lại hiệu quả như ban đầu.
- Cung cấp nước thường xuyên
Đây là cách giúp đất trở nên mềm mại không nứt nẻ và bạc màu. Tưới nước thường xuyên giúp keo đất lại, giúp các nguyên tố trong đất được liên kết lại với nhau. Nhằm tạo nền tảng cơ bản trước khi gieo hạt và trồng trọt. Bên cạnh tưới nước, bạn nên rải thêm một số phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng. Hoặc hoà nước phân cùng nước rồi sử dụng hệ thống tưới nước tự động. Điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian mà còn mang lại hiệu quả cao cho đất.
- Sử dụng phương pháp kế tục
Khi bảo vệ đất tốt thì việc cải tạo đất chỉ mất rất ít thời gian. Đôi khi chúng sẽ tự phát triển, tự dưỡng cho chính mình trên nền tảng kế tục. Kế tục là gì? Là khi đất đang dần được hồi phục, những hạt tiên phong sẽ nảy mầm và phát triển. Nhiều hạt cây ăn rễ được chim ăn rồi rải hạt trên đất qua phân của chúng.
Nếu bạn không có thời gian chăm sóc đất chúng ta có thể sử dụng phương pháp kế tục hiệu quả này bằng cách để các cành hoặc dây trên vùng đất trống cho chim đậu. Chôn các cây cột cao trên đường quanh đồi, rồi cột dây giữa các cột. Chim đậu lên và hạt chúng thải ra sẽ mọc thành cây. Sau vài năm bảo vệ, đất sẽ tự hồi phục và trở nên sum suê cây cối hơn. Quá trình cải tạo này không tốn nhiều chi phí và đất được cải tạo một cách bền vững. Cây mọc phù hợp với khí hậu, địa điểm. Sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng “Sự kế tục” để cải tạo đất.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.