Hiện nay, tình trạng đất bị nhiễm mặn đang là vấn đề quan trọng cần giải quyết nhất. Đất bị mặn không chỉ ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất mà còn ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Cây không thể phát triển khi được trồng trên đất mặn. Vậy đất nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn như thế nào? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu bài viết này nhé!
1. Đất nhiễm mặn là gì?
Đất nhiễm mặn là loại đất tồn tại các loại muối hòa tan ở nồng độ cao hơn bình thường. Sau một thời gian, đất không được rửa trôi mà ngày càng tích tụ nhiều lượng muối. Và thế là đất mặn được hình thành, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nặng hơn có thể làm vỡ tế bào cây, khiến cây mất nước, héo úa và chết cây.
Để đo lường và đánh giá độ mặn của đất, người ta dùng đại lượng EC. Còn gọi là độ dẫn điện của đất, có đơn vị là dS/m (1dS/m = 0,64‰). Và đất mặn là những loại đất có độ dẫn điện lớn hơn 4 dS/m ở 25oC.Tương đương với nồng độ muối hòa tan khoảng 2,56 ‰.
2. Đặc điểm của đất nhiễm mặn
- Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao (50%-60%).
- Chứa nhiều muối tan (Na2SO4, NaCl).
- Có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.
- Nghèo mùn, nghèo xốp, nghèo đạm.
- Hoạt động của vi sinh vật yếu.
3. Nguyên nhân khiến đất bị nhiễm mặn
- Do sự tác động từ thiên nhiên
Trong phong hóa vật lý (sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau) và trầm tích địa lý nước ngầm tạo ra tích tụ muối trong đất. Ngoài ra, sự xâm nhập nước mặn khiến cho hàm lượng natri, đa phần là natri clorua (muối ăn) tích tụ trên bề mặt đất gia tăng, khiến đất bị nhiễm mặn. Bởi khi đất nhiều natri sẽ hạn chế khả năng thấm nước và thoát nước dẫn đến muối bị tích tụ.
Bên cạnh đó, đất bị nhiễm mặn còn do các nguyên nhân như nước biển dâng cao, chảy theo các đường sông và nước ngầm vào sâu trong nội địa. Ở những vùng đất khô hạn, không thoát hơi được hoặc không có mưa xuống để rửa trôi đất, khiến lâu dần, đất bị nhiễm mặn.
- Do sự tác động từ con người
Sự tác động của con người cũng là một phần nguyên nhân khiến đất bị nhiễm mặn. Điển hình như trong quá trình canh tác, người dân sử dụng nước tưới tiêu được dẫn trực tiếp từ sông về. Tuy nhiên nước sông lại chứa một lượng muối khoáng, tích tụ lâu dần làm đất nhiễm mặn.
4. Tác hại của đất mặn
- Đất nhiễm mặn khiến cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên, khiến cây khó trao đổi nước được.
- Sự tổng hợp Cytokinin (một trong những chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật) bị ngừng.
- Ức chế sự hút khoáng của rễ cây.
- Kìm hãm sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hóa trong mạch libe (mô dẫn).
- Rối loạn tình trạng thấm của màng vì dư thừa các ion trong đất.
- Kìm hãm sự phát triển của cây
5. Giải pháp cải tạo đất bị nhiễm mặn
- Xử lý đất mặn bằng biện pháp sinh học
Có thể cải tạo đất mặn bằng các biện pháp sinh học như chọn và lai tạo các giống cây chịu mặn, trồng rừng trên đất mặn và bảo vệ rừng và các hệ sinh thái ngập mặn.
- Xử lý bằng biện pháp bón vôi
Trong đất nhiễm mặn có chứa nhiều Ion Na+. Nó ở dạng muối tan như NaCl, NaHCO3, Na2SO4… Vì vậy, để xử lý đất trồng bị nhiễm mặn, người ta thường bón vôi có chứa canxi cho đất để loại trừ ion Na+ trong dung dịch đất và thay thế với Ion Ca2+.
Phản ứng hóa học xảy ra như sau:
Lượng vôi được bón nhiều hay ít phụ thuộc vào loại cây trồng và thành phần cơ giới của đất.
+ Độ pH < 3,5 ⇒ Bón 2,0-5,0 tấn CaO/ha
+ Độ pH từ 3,5-4,5 ⇒ Bón 1-2 tấn CaO/ha
+ Độ pH từ 4,5-5,5 ⇒ Bón 0,5-1,0 tấn CaO/ha
- Rửa mặn bằng hệ thống thủy lợi
Có thể rửa mặn bằng cách dẫn nước ngọt vào ruộng, cày, bừa, sục bùn để hòa tan muối khoáng, sau đó tháo nước ra kênh rạch, sông,…
Tùy vào điều kiện nguồn nước ngọt có sẵn hay không mà việc rửa mặn sẽ được thực hiện trong nhiều mùa. Song song với việc rửa mặn, cần đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lý để không cho nước biển tràn vào do thủy triều và sóng biển.
- Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt khử mặn cho đất
Xử lý đất mặn bằng phương pháp tưới nhỏ giọt là phương pháp cải tạo khá hiệu quả. Ngoài việc tiết kiệm nước còn giúp tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Hơn thế nữa còn giúp canh tác dễ dàng trên đất nhiễm mặn.
- Áp dụng biện pháp canh tác
Một số phương pháp canh tác giúp cải tạo đất mặn là:
+ Cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.
+ Luân canh cây trồng.
+ Đối với những khu vực đất mặn sát biển thì có thể nuôi trồng thủy sản và trồng cây chịu mặn.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.