Sâu ăn lá là nỗi lo của không ít bà con. Chúng xuất hiện làm giảm chất lượng, năng suất của rau màu cũng như cây trồng. Vậy bạn đã nắm hết đó là các loại sâu ăn lá nào chưa? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau!
1. Sâu xanh ăn lá là gì?
- Sâu xanh ăn lá có tên khoa học là Diaphania indica là một côn trùng gây hại nông nghiệp thuộc họ Pyralidae. Loài sâu bướm này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, nó sinh sống ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loài sâu bọ gây hại đáng kể cho cây bầu bí và một số cây khác.
- Sâu xanh ăn lá có tên khoa học là Diaphania indica. Đây là côn trùng gây hại nông nghiệp, thuộc họ Pyralidae và có nguồn gốc xuất xứ từ miền nam châu Á.
- Sâu này thường gây hại trên những cây rau muống, cà, ớt, đậu đỗ. Vòng đời của sâu kéo dài từ 35 đến 70 ngày, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài môi trường. Vòng đời sâu non kéo dài khoảng 15 - 22 ngày.
- Bên cạnh đó, sâu non đẫy sức dài từ 36 - 45mm. Quá trình phát triển sâu từ màu xanh nhạt chuyển dần đến nâu vàng, cuối cùng là hồng hay nâu xám. Có thể bạn chưa biết, màu sắc của sâu cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi thức ăn mà chúng ăn.
- Nhộng của sâu xanh ăn lá mang màu nâu vàng, trứng màu ngọc trai và có hình bán cầu.
2. Tác hại của sâu xanh ăn lá đối với cây trồng
- Thông thường chúng sẽ đục vào phần nụ và quả non rồi ăn rỗng ở bên trong làm quả non, nụ rụng xuống. Thêm nữa, loại sâu này có khả năng phá hoại quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và đầu hè.
- Để hạn chế tối đa tình trạng sâu xanh ăn lá tấn công cây trồng. Bà con nên trồng rau với mật độ vừa phải. Không quá dày, vì khi quá dày sẽ trở thành lý tưởng cho sâu bệnh tấn công cây trồng.
3. 5 loại sâu ăn lá gây hại cho cây trồng hiện nay
a. Sâu vẽ bùa
- Sâu vẽ bùa thuộc họ Phyllonistidae, vòng đời chỉ kéo dài từ 14 đến 32 ngày. Thời gian trứng 2 - 4 ngày, sâu non 5 - 10 ngày, nhộng kéo dài từ 6 - 18 ngày.
- Có thể bạn chưa biết, khi bọ trưởng thành sẽ thay đổi thành một chú bướm nhỏ, có chiều dài khoảng 2mm, màu trắng bạc. Thời điểm chúng bắt đầu hoạt động là lúc xẩm tối, ban ngày thì đậu trên mặt lá.
- Sâu hại cây với cơ chế hút những lớp biểu bì lá bên trong. Rồi tạo thành các đường ngoằn ngoèo. Sau đó, cây bị cuốn lại và mất khả năng quang hợp. Chưa dừng lại ở đó, thông qua những đường này, cây sẽ bị nhiễm bệnh loét, thời gian không lâu sau thì lá bắt đầu rụng. Thời gian mà sâu phá hoại mạnh mẽ nhất là vào tháng 7, 8, 9.
b. Sâu xám
- Tên khoa học của sâu xám là Agrotis ipsilon Rott. Sâu xám được xếp vào loại sâu đa thực, có thể phá hoại nhiều loại cây trồng như: đậu, lạc, ngô, cây họ bầu bí,.. Chúng có sự phân bố vô cùng rộng rãi, sống ở cả được vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
- Vòng đời thường trải qua chủ yếu ở 4 giai đoạn: trứng, sâu non, nhộng, bướm. Bướm bên ngoài thường có màu nâu tối, tro xám dài khoảng 16 đến 23mm. Còn trứng thì có hình bán cầu, lúc mới đẻ ra thì có màu trắng sữa rồi chuyển dần sang màu hồng hoặc tím.
- Sâu non thường sẽ có màu xám tối hoặc đen bóng. Tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường mà sâu có 6 tuổi sẽ kéo dài trong khoảng 22 - 53 ngày. Ở giai đoạn tuổi 1 - 2 sẽ gặm những biểu bì và ăn thủng luôn các lá, đến 3 tuổi thì sẽ cắn đứt thân cây con.
c. Sâu khoang, sâu ăn tạp
- Trong các loại sâu ăn lá thì sâu ăn tạp, chúng không chỉ tác động đến 1 cây mà còn gây ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng khác. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được sâu ở bắp cải, khoai tây, khoai sọ, cà, khoai lang.
- Đặc tính của loại sâu này, chúng hay đẻ trứng thành từng ở trên mặt lá, bên ngoài sẽ phủ bằng một lớp lông mịn. Còn sâu non lúc nhỏ thì sống thành từng đám, sau này phân tán ra khắp nơi. Vòng đời của sâu khoang kéo dài từ 22 - 30 ngày.
- Sâu khoang non 6 tuổi, màu chuyển dần từ xanh lục đến nâu vàng. Sâu đẫy sức thường có màu xám hoặc đen sẫm và có chiều dài 38 - 50mm.
d. Sâu tơ
Sâu tơ là một trong những loại sâu bệnh ăn lá phổ biến chuyên gây hại cho cây trồng. Chúng thích ăn lá và thường xâm nhập vào phần dưới của lá, điều này khiến việc phát hiện sự hiện diện của sâu tơ trên cây trở nên khó khăn. Để đối phó với sâu tơ, bạn nên kiểm tra thường xuyên phần dưới của lá để phát hiện sớm và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
e. Sâu xanh
Sâu xanh là loại sâu chủ yếu gây hại cho cây rau như: rau muống, cà chua, ớt, đậu đỗ thuộc họ Noctuidae. Vòng đời của sâu lá kéo dài khoảng từ 35 đến 70 ngày, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, trong đó giai đoạn sâu non kéo dài từ 15 đến 22 ngày. Kích thước của sâu lá non có thể lên đến 36 - 45mm, và chúng thay đổi màu sắc từ xanh nhạt sang nâu vàng, hồng hoặc nâu xám. Màu sắc của sâu lá cũng phụ thuộc vào nguồn thức ăn chúng ăn.
4. Tiêu diệt sâu ăn lá bằng các phương pháp đơn giản
a. Dùng tay để bắt sâu ăn lá
Nếu bạn trồng rau với quy mô nhỏ trong vườn hoặc ban công nhà bạn để phục vụ gia đình, việc sử dụng phương pháp bắt sâu bằng tay sẽ là lựa chọn tốt. Điều này không chỉ an toàn mà còn không đòi hỏi bạn phải chi tiêu mua thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, việc bắt sâu bằng tay yêu cầu bạn phải dành nhiều thời gian và cần sự tỉ mẩn. Trong trường hợp bạn trồng cây với số lượng lớn, phương pháp này có thể không khả thi.
b. Sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu ăn lá
- Việc sử dụng thiên địch để kiểm soát sâu ăn lá cũng là một biện pháp hay và hiệu quả, được nhiều bà con áp dụng. Thiên địch là những sinh vật tự nhiên có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh cho các loại sâu ăn lá. Điều này giúp hạn chế sự sinh sôi nảy nở của sâu bệnh và đồng thời thúc đẩy sự phát triển của cây trồng.
- Hiện nay có hơn 100 họ sâu gây hại có thể làm thức ăn cho các loài thiên địch như bọ rùa, kiến ba khoang, chuồn chuồn... Bạn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài côn trùng này bằng cách trồng một số loại hoa như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, hoa soi nhái.
c. Phun thuốc tiêu diệt sâu
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu để phun bảo vệ cây trồng là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Sử dụng thuốc trừ sâu sẽ mang lại một số lợi ích như sau: Phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng và đảm bảo chất lượng nông sản. Trên thị trường có nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau, bao gồm thuốc hóa học và thuốc sinh học.
- Thuốc hóa học có tác rất nhanh, tuy nhiên, lâu dài lại gây tích tụ các chất độc trong nông sản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, môi sống sống.
- Trái lại, thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng chậm hơn, nhưng lại mang lại tác dụng kéo dài, an toàn và thân thiện với môi trường. Do đó, ngày càng có sự ưa chuộng và khuyến khích sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong việc tiêu diệt sâu hại.
Bài viết trên đã khái quát phần nào về các loại sâu ăn lá và cách phòng trừ bệnh hại cây trồng. Hy vọng qua đây, bà con đã có thể nắm vững được kiến thức để bảo vệ vườn cây của mình. Chúng tôi Gold Tomato vẫn ở đây và hỗ trợ bà con vì một nền nông nghiệp bền vững.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.