Để có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất, cây trồng cần tổng hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thiếu dinh dưỡng cây sẽ không thể hoàn thành vòng đời của mình. Thiếu dinh dưỡng cây sẽ không thể phát triển được rễ, thân cành lá và hoa một cách đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng cây sẽ còi cọc, vàng lá, đề kháng kém, dễ bị nấm bệnh xâm nhiễm.
- Một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng
Để hoàn thành vòng đời, cây trồng cần 17 chất dinh dưỡng thiết yếu, mỗi chất cây cần một lượng khác nhau. Ba chất quan trọng nhất của cây là cacbon (C), hydro (H) và oxy (O) được lấy từ không khí và nước chiếm 94% trọng lượng cây. 6% trọng lượng còn lại của cây bao gồm 14 chất dinh dưỡng đến từ đất.
14 chất dinh dưỡng này bao gồm nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K) là các chất đa lượng cơ bản. Magiê (Mg), canxi (Ca) và lưu huỳnh (S) là các chất dinh dưỡng đa lượng thứ cấp. Tám nguyên tố còn lại là Boron (B), Clo (Cl), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molypden (Mo), niken (Ni) và kẽm (Zn). Đây là các chất vi lượng, cây không cần nhiều nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến hương vị, chất lượng của nông sản.
- Đạm (N) – Dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng
Chất Đạm (N) là dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cây trồng, là thành phần chủ yếu của chất diệp lục trong cây. Đạm tham gia vào cấu trúc tế bào của nhiều bộ phận, kích thích mô sinh trưởng để cây lớn nhanh. Không có chất đạm, cây trồng sẽ sinh trường kém, lá cây không được xanh, khả năng ra hoa kết quả kém. Chất đạm dễ bị rửa trôi nên người nông dân cần hết sức chú ý bổ sung chất dinh dưỡng này cho cây trồng.
- Lân (P)
Chất Lân (P) có vai trò chính trong quá trình trao đổi Protein, năng lượng và phân chia các tế bào ở cây trồng. Chất Lân thúc đẩy quá trình hình thành phát triển bộ rễ, là chất dinh dưỡng hỗ trợ cây trồng ra nhiều hoa, gặt trái tốt. Đây cũng là một dưỡng chất tăng khả năng kháng bệnh ở cây trồng.
Thiết Lân, cây trồng sẽ sinh trưởng kém, lá non sẽ có màu xanh đậm trong khi lá già chuyển màu đỏ tím. Những chiếc lá dễ bị biến dạng, rễ kém phát triển khiến gây dễ đổ, cành mành khảnh và còi cọc. Đây không phải là chất dễ bị rửa trôi bởi nước và có sự kháng cự với chất đạm. Do đó, nếu bón phân Đạm thì cũng nên bón phân Lân với tỉ lệ 1:1 để cây trồng không bị ảnh hưởng.
- Kali (K)
Chất Kali (K) là chất có khả năng điều chỉnh độ pH, tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, hoạt hóa Enzyme để cây quang hợp. Kali cũng là dưỡng chất tổng hợp Protein và vận chuyển Hydrocacbon, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng điều kiện thời tiết bất lợi. Sử dụng Kali cho cây trồng để cải thiện chất lượng rau và quả của cây.
- Canxi – Chất dinh dưỡng cần bổ sung cho cây
Canxi là một thành phần của tế bào thực vật, hỗ trợ vận chuyển các khoáng chất cần thiết khác tới các bộ phận của cây trồng. Đây là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của rễ cây, lá, vỏ cây cũng như trái cây. Thiếu Canxi ảnh hưởng nghiêm trọng tới chồi non, hoa dễ bị rụng, quả sẽ bị nứt cuống…
- Các chất dinh dưỡng khác
Cacbon là một chất dinh dưỡng hoạt động nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời. Tương tự với Cacbon chính là Oxy, đây là hai dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình quang hợp. Cacbon và Oxy tham gia vào quá trình sinh hóa của cây, giúp cây hoạt động ổn định trong chu kỳ sinh trưởng.
Mangan là chất sản xuất lục lạp, tham gia vào quá trình phản ứng trao đổi chất, kích hoạt Enzyme. Thiếu Mangan khiến màu của lá cây xanh xám, nhợt nhạt. Kẽm cũng là một chất kích hoạt Enzyme, ảnh hưởng đến màu sắc cũng như hình dáng của lá. Cùng trong nhóm chất Mangan và Kẽm là Sắt, đều cần thiết cho quá trình tổng hợp chất diệp lục.
- Cách bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng hiệu quả
- Bổ sung dinh dưỡng vào đất trước khi trồng cây
Bổ sung dinh dưỡng vào đất trước khi trồng cây bằng cách làm đất tơi xốp và bón phân cho đất. Đây là quá trình bón lót, thường bắt đầu trước khi vào mùa vụ một thời gian. Đối với những cây trồng lâu năm, quá trình bổ sung dinh dưỡng sẽ xảy ra vào giai đoạn cây ngừng phát triển (ngừng cho ra hoa, ra quả). Đối với các loại cây trồng cạn thì bón phân vào đất trước khi trồng cây sẽ tiến hành theo hốc, theo hàng.
Một số loại phân bón khó tiêu như phân Lân thì cần phải có thời gian cho đất nghỉ sau khi bón. Tức là cần bổ sung dinh dưỡng cách thời gian trồng cây vào đất từ 1 đến 2 tuần thì mới có hiệu quả. Việc bổ sung chất dinh dưỡng này cũng là một biện pháp cải tạo đất bạc màu của bà con nông dân.
- Bón phân cho cây trong quá trình đang phát triển
Bón phân hữu cơ cho cây trong quá trình cây đang phát triển là bón phân trong thời kỳ cây đã gieo trồng, đang bắt đầu sinh trưởng. Bón phân vào thời điểm này sẽ giúp cây luôn có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, tạo năng suất cao trong quá trình sản xuất nông sản. Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của cây mà giai đoạn bón phân cũng khác nhau. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết cũng có ảnh hưởng tới liều lượng khi bón phân cho cây trồng trong quá trình đang phát triển.
- Tưới nước có chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng
Bên cạnh việc bón trực tiếp phân vào hốc cây trồng thì bạn cũng có thể tưới nước có chứa chất dinh dưỡng tốt cho cây. Đây gọi là quá trình tưới thúc, đặc biệt phù hợp với những cây trồng có mật độ dày, khó bón thúc trực tiếp. Tuy nhiên, khi hòa phân với nước để tưới cây thì liều lượng sẽ ít hơn so với bón phân bình thường.
Một số cây trồng hấp thụ nước kém, khu vực sinh trưởng khó thoát nước nên lượng nước tưới cho cây cũng phải cân nhắc vừa phải. Để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng hiệu quả nhất, hãy đảm bảo đất trồng có độ tơi xốp và cân bằng ẩm ổn định. Cải tạo đất trước và sau khi thu hoạch giúp cây được sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.