Trong quá trình chăm sóc bạn lỡ tay, hoặc nôn muốn cây mau lớn rồi cứ bón nhiều phân cho cây dẫn đến tình trạng thừa phân cây bị sốc và chết nếu không xử lý kịp thời. Đây cũng là một trong những sai lầm hay mắc phải của những bạn mới bắt đầu trồng rau vì cứ nghĩ bón càng nhiều cây sẽ càng tốt. Cây cũng như con người nếu cùng một lúc ăn lượng thức ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bội thực, ngộ độc thức ăn.Vậy làm thế nào để xử lý thừa dinh dưỡng trong đất hiệu quả. Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu nhé!
1. Dấu hiệu của cây thừa phân bón
- Lá cong, nhăn quéo: Lúc bình thường, lá cây cứng cáp, thẳng thớn. Nhưng khi bón phân quá nhiều, lá cây sẽ trở nên mềm, cong, thậm chí là nhăn quéo.
- Rễ hư thối, khô khốc: Rễ cây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phân bón. Phân bón quá nhiều khiến rễ cây trở nên khô khốc hoặc thối nhũn.
- Đầu lá bị cháy: Khi bón phân quá nhiều, rễ cây sẽ bị ức chế, không thể hấp thụ được phân bón lẫn nước. Phân bón tích tụ trong giá thể và đáy chậu, tạo thành muối. Khiến cây bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến lá thiếu nước và bị cháy xém ở phần đầu.
2. Biện pháp xử lý thừa dinh dưỡng trong đất
- Xử lý khi đất bị thừa dinh dưỡng nhẹ, có khả năng phục hồi
Để xử lý đất trồng bị thường dinh dưỡng mức độ nhẹ, có khả năng phục hồi thì bạn có thể sử dụng chế phẩm hóa học. Mốt số loại có khả năng giải độc, chống sốc hiệu quả và nên sử dụng liên tục 2-3 lần và mỗi lần cách nhau chừng 2-3 ngày.
Bên cạnh đó, nếu đất trồng cây bị ngộ độc bởi vi lượng thì bà con có thể sử dụng thêm lân, vôi sẽ giúp tăng độ pH đất. Và khi pH tăng thì sẽ làm giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng. Tuy nhiên, đối với vi lượng như Clo, Molipden sẽ bị phản tác dụng khi chúng ta tăng độ pH. Lúc này sẽ khiến cây bị ngộ độc nặng hơn bởi trong môi trường kiềm hay pH tăng thì vi lượng này càng hoạt động mạnh hơn.
Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng phân hữu cơ, chúng sẽ giúp làm giảm tác dụng độc do việc dư thừa phân bón gây ra. Bởi phân hữu cơ có tác dụng làm cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn.
- Cách xử lý khi đất bị ngộ độc dinh dưỡng nặng, khó phục hồi
Trường hợp cây bị ngộ độc quá nặng, đất trồng khó có thể phục hồi thì lúc này bà con đành phải nhổ bỏ cây và trồng lại. Trước khi trồng lại cây thì bà con cần trộn thêm với đất mới để có thể trung hòa lại lượng phân bón. Khi trồng cây lại thì bà con cần phải đặc biệt quan tâm tới liều lượng bón thúc phân để không tái lại trình trạng thừa dinh dưỡng.
3. Hướng dẫn bón phân cho cây trồng đúng cách
- Bón đúng loại phân: Tùy vào mỗi loại cây, cây cần chất dinh dưỡng gì thì chúng ta bón đúng loại phân cung cấp chất đó cho cây. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm tới điểm của đất để bón loại phân phù hợp. Ví dụ như đất chua thì không nên bón phân có tính axit, đất kiềm thì không bón phân có tính kiềm.
- Bón phân đúng thời điểm: Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, mùa vụ mà nhu cầu về chất dinh dưỡng trên cây sẽ thay đổi. Bạn cần tìm hiểu kỹ và bón phân đúng lúc cho cây thì mới phát huy được tác dụng.
- Bón phân đúng cách: Có rất nhiều cách bón phân khác nhau như hòa phân vào nước phun lên lá; bón phân theo hố, rãnh; bón phân kết hợp tưới nước, bón rải trên mặt đất… Tùy vào từng loại phân mà bạn bón phân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất đề ra.
Trên đây là những chia sẻ về những dấu hiệu khi bón phân quá liều cũng như cách xử lý thừa dinh dưỡng trong đất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bà con có những giải pháp bón phân hợp lý cho cây trồng tránh dư thừa, ngộ độc phân bón và mang tới những mùa vụ năng suất.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.