Đất nào trồng cây tốt nhất? Đây có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều người đang có ý định trồng một loại cây giống nào đó, từ cây ăn quả, cây cảnh, cây hoa, các loại rau… Với một nền đất tốt thì cây trồng sẽ có được điều kiện sinh trưởng tốt nhất và đem đến năng suất cao hơn, đem đến giá trị cho cao bà con. Để trả lời cho câu hỏi loại đất nào tốt nhất cho cây trồng bạn hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu nhé!
I. Một số loại đất trồng cơ bản hiện nay
1. Đất thịt
Đất thịt là loại đất rất tốt cho cây trồng do nó có tính chất trung gian giữa cát và đất sét. Thành phần cơ giới của đất chứa khoảng 25-30% cát, 10-30% sét và 20-50% mùn. Nếu trong thành phần có chứa nhiều cát hơn thì là đất thịt nhẹ còn chứa nhiều đất sét hơn thì là đất thịt nặng.
- Ưu điểm: Đất thịt có những ưu điểm là độ thoáng khí, tơi xốp, giữa nước và chất dinh dưỡng rất tốt, chứa nhiều thành phần hữu cơ và mùn rất tốt cho cây trồng và dễ cày bừa.
- Nhược điểm: Nếu không bổ sung độ ẩm vừa đủ sẽ khiến đất dễ bị rã ra. Nhưng nếu tưới nhiều nước quá lại khiến đất dễ bị ngập úng.
- Phương pháp cải tạo đất thịt
Để cải tạo đất thịt trở thành loại đất trồng chất lượng tốt thì chúng ta cần tiến hành làm các bước sau:
+ Bón phân chuồng đã ủ hoại mục, phân xanh, chất mùn để cải tạo đất.
+ Chú ý không để đất quá khô hoặc quá ẩm.
+ Tránh trồng độc canh.
+ Tiến hành trồng luân phiên các loại cây trồng.
+ Hạn chế cày bừa nhiều vì sẽ làm mất dần các chất hữu cơ trong đất.
+ Làm luống trồng cao nước thoát ra dễ dàng.
2. Đất cát
Đất cát cũng được liệt kê là một trong những loại đất chất lượng tốt để trồng các loại cây ăn củ, cây ăn quả. Đặc điểm của loại đất này là có những hạt cát rời, thô, sạn. Thành phần cơ giới của đất chứa khoảng 80-100% cát, 0-10% mùn và 0-10% sét.
- Ưu điểm: Đất cát khá thoáng khí, nước thấm nhanh và dễ cày bừa nên tiết kiệm được công sức và thời gian để xử lý đất.
- Nhược điểm: Trong điều kiện khô hạn, đất khá rời rạc nhưng khi đất nước thì lại bị dính khá chặt, khả năng giữ nước và phân kém, thiếu mùn và cỏ mọc rất nhanh.
- Cách cải tạo đất đất cát
Đất cát mặc dù được sử dụng khá phổ biến nhưng thực tế chúng khá nghèo dinh dưỡng. Và để cải tạo đất cát thành đất dinh dưỡng tốt cho cây trồng, chúng ta cần làm các bước sau đây:
+ Bón phân hỗn hợp NPK đa lượng
+ Bón nhiều phân hữu cơ đã hoại mục để làm tăng lượng mùn, vi sinh vật.
+ Bổ sung thêm đất sét, bùn ao hồ hoặc tưới nước phù sa.
+ Phủ những lớp rơm rạ, cỏ khô, lá cây xung quanh cây để giữ ẩm.
3. Đất sét
Đất sét là loại đất khá phổ biến để trồng cây. Các thành phần cơ giới có trong đất sét là: 50-100% sét, 0-45% cát, 0-45% mùn
- Ưu điểm: Đất sét có rất nhiều ưu điểm như có hàm lượng mùn cao, ít bị rửa trôi, giàu khoáng chất cần thiết cho cây và khả năng giữ nước và phân tốt và nhiệt độ đất khá ổn định.
- Nhược điểm: Đất sét có một vài nhược điểm như độ thoáng khí thấp, khó thấm nước nên cây dễ úng nước vào mùa mưa. Mặt khác khi thời tiết vào mùa khô, đất sét dễ bị nứt nẻ, không có nhiều chất hữu cơ khiến rễ cây sinh trưởng kém.
- Phương pháp cải tạo đất sét
Đất sét mặc dù khá tốt những sau những vụ canh tác chúng cũng sẽ bị suy giảm chất lượng. Vì vậy, sau mỗi vụ mùa hoặc 6 tháng canh tác, bạn nên cải thiện đất sét bằng cách:
+ Bón thêm vôi, phân xanh, phân chuồng trước khi bắt đầu gieo trồng cây.
+ Nếu đất quá nhiều sét, nên pha thêm đất cát và tưới nước phù sa thô.
+ Hạn chế cày sâu, đào xới.
+ Bón thêm phân xanh cho đất, rải cỏ lá trong quá trình cây phát triển.
4. Đất phù sa
Đất phù sa là loại đất được hình thành do sự phong hóa của đá và phân hủy xác động vật, thực vật dưới tác động của các yếu tố môi trường. Thành phần của đất phù sa bao gồm đất keo và đất sét. Đất phù sa xuất hiện nhiều ở cái bãi bồi của các sông lớn.
- Ưu điểm: Đất phù sa không chứa các tạp chất xấu, không phát sinh các mầm cỏ hay côn trùng gây bệnh. Có độ giữ nước vừa phải, độ tơi xốp nhất định và khá giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Nhược điểm: Đất phù sa giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, đem lại năng suất cao nên loại đất này gần như không có nhược điểm gì.
- Cách cải tạo đất phù sa
Vì đất phù sa có những ưu điểm vượt trội nên bạn không cần cải tạo nhiều. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Nhặt cỏ và phơi nắng vài ngày sau khi thu hoạch để cho đất nghỉ ngơi.
+ Luân canh cây trồng để không bị chai đất.
+ Sau khi thu hoạch, bạn nên để lại phần thân và rễ để cung cấp chất dinh dưỡng cho mùa vụ sau.
II. Những nhóm cây thích hợp với các loại đất
1. Nhóm cây rễ chùm
Cây rễ chùm là những cây cảnh có kích thước nhỏ như: hoa hồng, hoa mai, sứ thái và một số cây ăn quả. Nhóm cây này có nhu cầu dinh dưỡng cao cho nên thích hợp trên đất thịt, đất phù sa. Bà con cũng nên bổ sung thêm cho cây trồng những chất hữu cơ như phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế, bánh dầu… Đồng thời đảm bảo hệ thống thoát nước tốt để cây không bị thối rễ, úng nước nhé.
2. Nhóm cây lâu năm rễ dài
Với những cây trồng này thì loại đất nào tốt nhất cho cây trồng? Cây lâu năm thường có bộ rễ lớn như cây đa, cây lộc vừng, hoa gạo… thì đất thịt, đất sét là lựa chọn lý tưởng nhất. Đất thịt giúp rễ cây bám chắc chắn, đứng vững vàng, không lo bị bật gốc khi mưa bão lớn. Bạn cũng nên trồng cây lâu năm rễ dài trong môi trường đủ lớn để rễ cây phát triển tốt nhất.
3. Nhóm cây thân thảo, rau xanh
Bạn có biết mua đất trồng rau loại nào tốt nhất hay chưa? Với nhóm cây thân thảo, rau xanh thường chu kỳ sinh trưởng ngắn ngày nên đất trồng cũng không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Thay vào đó, đất trồng rau xanh nên có độ tơi xốp và thoát nước tốt. Lúc này bạn có thể chọn các loại đất cát, pha có bổ sung thêm phân trùn quế.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.