Mỗi loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng riêng, phù hợp với những môi trường sống khác nhau. Muốn cây trồng phát triển khỏe mạnh cần tìm được phương pháp chăm sóc cây trồng hiệu quả với loại cây đó. Nếu bạn đang quan tâm đến những phương pháp chăm sóc cây cho năng suất cao thì đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây. Bài viết dưới đây của Gold Tomato sẽ bật mí các phương pháp chăm sóc cây trồng phổ biến tới bạn.
1. Vì sao cần có phương pháp chăm sóc cây trồng?
Việc trồng cây không đơn giản là gieo hạt và chờ cây nảy mầm, phát triển là có thể gặt hái được quả ngọt. Bạn cần có thời gian chăm sóc, tưới tiêu, tạo môi trường sinh trưởng tốt nhất cho cây. Có những loại cây sức sống tốt thì việc chăm sóc không quá khó khăn. Nhưng có những loài cây cần phải tốn nhiều công nuôi dưỡng mới cho ra năng suất cao.
Dù bạn trồng cây để kinh doanh hay sử dụng cho bản thân thì muốn cây trồng lớn nhanh, khỏe mạnh đều cần quan tâm đến biện pháp chăm sóc cây. Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại cây trồng mà lại có phương pháp chăm sóc để cây phát triển tốt. Bạn cần biết được cây trồng của mình thích hợp sống trong môi trường nào để điều chỉnh cách chăm sóc cho phù hợp.
2. Dấu hiệu cây trồng cần chăm sóc
Thực vật cũng giống như các loài động vật, nếu không được sinh sống trong môi trường phù hợp thì đều có thể bị nhiễm bệnh. Một số dấu hiệu cho thấy cây trồng cần được chăm sóc cẩn thận hơn như:
- Lá và hoa của cây trồng bị rụng nhiều: Đây là dấu hiệu thể hiện tình trạng của cây trồng đang không tốt. Có thể cây bị thiếu nước, không được quang hợp đầy đủ hoặc bị sâu bệnh.
- Cây trồng bị héo úa là và thân cây: Cây không có nhiều sức sống, héo rũ xuống và chuyển dần sang màu vàng.
- Lá cây trồng bị vàng nâu: Cây trồng đang thiếu dinh dưỡng trầm trọng nên chậm phát triển và là chuyển màu vàng nâu.
- Cây xuất hiện hạt, các vết sần: Khả năng cao là cây đã bị tấn công bởi sâu bệnh.
3. Các phương pháp chăm sóc cây trồng hiệu quả và phổ biến nhất
Tùy thuộc vào từng loại cây mà lại có các chú ý chăm sóc riêng. Các phương pháp chăm sóc cây trồng dưới đây là những biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất, có thể áp dụng cho mọi loại cây trồng. Căn cứ vào những phương pháp chăm sóc cơ bản này, bạn có thể thay đổi để phù hợp với loại cây trồng của mình hơn.
a. Chọn môi trường phù hợp cho cây
Các phương pháp chăm sóc cây trồng dựa trên đặc tính phát triển của cây để có kỹ thuật chăm sóc phù hợp. Chẳng hạn cây non thì phải được bảo vệ tỉ mỉ hơn vì thời điểm này cây chưa cứng cáp, bạn nên dựng mái cỏ trên luống cây. Vào mùa lạnh cũng phải có biện pháp chống rét cho cây trồng, mùa nóng thì phải có biện pháp tránh nắng để tránh cây bị cháy nắng.
Nhiệt độ môi trường nóng quá hay lạnh quá đều gây hại tới cây trồng. Ngoài ra, vào những mùa trời trở gió bạn cần có biện pháp bọc cây và các bộ phận hoa và quả. Hoa quả bị gió làm rụng sẽ giảm năng suất cây trồng. Gió cùng có thể lây lan nguồn bệnh từ cây này sang cây khác.
Ánh sáng mặt trời là yếu tố không thể thiếu trong quá trình cây trồng sinh trưởng và phát triển. Bạn cần dựa trên đặc tính của cây có ưa sáng hay không để trồng cây vào vị trí có ánh sáng phù hợp. Nếu cây không được cung cấp đủ lượng ánh nắng cần thiết sẽ không thể quang hợp hiệu quả, thân và lá sẽ không cứng cáp và xanh tốt.
b. Tưới nước đầy đủ cho cây trồng
Nước giúp cây trồng nảy mầm, phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn. Chế độ tưới tiêu phải phù hợp với đặc tính của cây trồng và tình hình thời tiết thực tế. Như vào mùa mưa, cây đều được cung cấp lượng nước đầy đủ nên việc tưới nước không phải thực hiện thường xuyên. Ngược lại, vào mùa nắng thì cần cung cấp đủ lượng nước để cây không bị khô héo.
Mỗi loại cây lại có nhu cầu về lượng nước khác nhau. Một mẹo giúp bạn kiểm tra cây trồng có cần tưới nước không là chọc ngón tay vào đất để xem xét độ ẩm. Đất còn ẩm thì không cần tưới thêm nước. Cây chuyển màu lá, rụng lá hay có sự thối rữa trên thân cây là dấu hiệu của việc cây đang thừa nước. Nhiệt độ của nước cũng có ảnh hưởng nhất định đến cây trồng. Nước quá nóng khiến rễ cây bị tổn thương, nước quá lạnh cản trở sự phát triển của cây.
c. Làm cỏ
Sau khi cây trồng nảy mầm thì cần chú ý làm cỏ và vun xới thường xuyên để không gây hại đến sự phát triển của cây. Bạn cũng nên có biện pháp chống đổ cho cây khi cây còn non hoặc thời tiết nhiều gió bão. Nếu có điều kiện thì nên làm cỏ bằng tay hoặc máy cắt công nghiệp. Sử dụng thuốc diệt cỏ sẽ khiến cây bị nhiễm hóa chất, đặc biệt không tốt nếu bạn trồng cây làm nông sản.
Việc bón phân làm đất màu mỡ cũng giúp ích cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây. Một số loại phân bón phổ biến được dùng trong chăm sóc cây trồng như phân chuồng, phân rác, tinh vôi. Để đất đai không bị bạc màu, trước mỗi mùa vụ hãy vun xới và ủ phân cho đất. Nếu cây trồng lấy hoa thì bón phân có hàm lượng Kali cao, nếu trồng cây lấy lá thì bón phân có hàm lượng Nitơ cao.
d. Tỉa dặm, bảo vệ khỏi côn trùng gây hại
Để cây phát triển tự nhiên, việc cắt tỉa và nhặt bỏ côn trùng gây hại là hoạt động không thể thiếu. Các cành cây yếu, lá cây héo khô nên được loại bỏ để những bộ phận khác phát triển tốt hơn. Đảm bảo cây có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng trong đất, sinh trưởng khỏe mạnh.
Chăm sóc cây trồng cần thường xuyên chú ý vì có những loại cây dễ bị bệnh. Một số thời điểm trong năm nhiều sâu bệnh phát triển, người nông dân cũng phải loại bỏ kịp thời. Việc cây bị bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, khiến cây lâu cho ra quả mà chất lượng nông sản cũng không được đảm bảo.
Nội dung bài viết trên đã giới thiệu về các phương pháp chăm sóc cây trồng hiệu quả và phổ biến. Chăm sóc cây trồng không phải hoạt động dễ dàng, cần có sự am hiểu nhất định về cây trồng. Theo dõi Website để tìm hiểu thêm những kiến thức trồng cây hữu ích khác.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.