CÁCH KHẮC PHỤC CÂY SẦU RIÊNG BỊ VÀNG LÁ

Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu để có cách phòng trừ và chăm sóc cây sầu riêng bị vàng lá còi cọc nhé. Nhiều bà con trồng sầu riêng gặp phải tình trạng bị vàng lá còi cọc, đặc biệt là ở cây con mới trồng. Nếu không được xử lý kịp thời cây sẽ chết và có nguy cơ lây lan ra toàn vườn do sâu bệnh hại tấn công. 

1. Cây sầu riêng bị vàng lá còi cọc do thiếu dinh dưỡng

- Bất cứ loại cây trồng nào cũng cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đa, trung và vi lượng để có thể phát triển tốt, giúp lá xanh, cây khỏe và nhiều hoa, trái. Cây sầu riêng mới trồng bị vàng lá còi cọc do thiếu dinh dưỡng sẽ có các biểu hiện như: lá teo nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm, lá bị biến dạng và rụng. Ngoài ra, khi cây bị thiếu dinh dưỡng còn dẫn đến các cành còi cọc kém phát triển, cây không lớn, ít đọt non, cây không có sức kháng bệnh.

- Biện pháp khắc phục:

+ Sau khi trồng cây vào đất trong vòng 7 ngày, bà con chỉ nên tưới nước để giữ ẩm và cho cây con làm quen với môi trường đất.

+ Sau khi trồng sầu riêng bà con sẽ tiến hành tưới sản phẩm kích rễ với liều lượng 7 – 10 ngày/ lần, tưới 2 lần.

+ Khi cây sầu riêng ra cơi đọt mới, nhà vườn cần chú ý phun phòng trừ sâu, rầy, nên phun kết hợp cùng việc bón phân để bổ sung thêm đa trung vi lượng cho cây sầu riêng đi đọt mạnh, bộ lá khỏe và xanh, dày mỡ lá.

+ Cây sầu riêng con còn yếu, nên rễ, cành, lá dễ bị tổn thương. Do đó, bà con lưu ý không nên lạm dụng bón quá nhiều các loại phân vô cơ, để tránh hiện tượng cây bị cháy lá, thối rễ, nhũn cành và gây ra chết non. Khi cây có dấu hiệu nhú đọt tiến hành bổ sung dinh dưỡng bằng các dòng phân hữu cơ, phân vi sinh với liều lượng hợp lý để bón cho cây trồng.

2. Sầu riêng bị vàng lá còi cọc do nhện đỏ gây hại

- Lá cây từ xanh bóng chuyển sang màu vàng nhạt và bị rụng lá thì có khả năng cây đã bị nhện đỏ tấn công. Với cây bị nhẹ lá sẽ có màu vàng, nhìn hơi giống như là bị bụi, với cây đã bị hại nặng lá có màu trắng bạc và dễ bị rụng, cây còi cọc kém phát triển.

- Nhện đỏ thường phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp, khả năng sinh sản nhanh, vòng đời ngắn. Nhện đỏ gây hại sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái của cây sầu riêng.  Để phòng ngừa và xử lý nhện đỏ gây hại với cây sầu riêng. Có thể áp dụng các biện pháp sau:

+ Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Nếu thấy lá có dấu hiệu từ xanh bóng chuyển sang vàng nhạt thì cần chú ý quan sát kỹ, có thể sẽ thấy một lớp bụi mịn ở mặt trên lá chính là vỏ trứng của nhện.

- Phòng trị nhện gây hại:

+ Cắt tỉa cành tạo tán tạo độ thông thoáng cho vườn.

+ Bón phân, tưới nước hợp lý giúp cây khỏe, tăng sức chống chịu bệnh hại của cây. 

+ Khi mật độ nhện cao tiến hành phun thuốc. 

- Phục hồi cây bị nhện gây hại:

Nhện gây hại chủ yếu trên lá, là bộ phận quan trọng của cây trồng nơi diễn ra quá trình quang hợp và tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây. Khi lá bị hại sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Do đó công tác phục hồi cây sau khi nhện gây hại rất quan trọng. Nên bổ sung phun thêm phân bón lá như Amino Gold nhằm cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho lá, giúp lá phục hồi màu xanh và giúp cây phát triển tốt và tăng năng suất.

 

3. Vàng lá sầu riêng do bệnh thối rễ:

- Bệnh này do nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra. Nấm Fusarium xâm nhập vào cây sẽ gây ra tình trạng chín sớm của lá và trái, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi thu hoạch cũng như gây ra hiện tượng chết cây.   

- Triệu chứng:

+ Trên lá: lá bị vàng và già sớm, triệu chứng xuất hiện trên lá già, sau đó đến các lá non. 

+ Ở rễ: rễ bị đen, vỏ rễ bong ra khỏi phần lõi, lâu ngày sẽ có mùi hôi. Khi cây bị bệnh, nếu lay động mạnh hoặc có gió mạnh sẽ làm lá vàng bị rụng nhiều, có khi trơ cả cành và cây chết dần.

- Cách khắc phục:

+ Không để pH của đất quá thấp.

+ Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán tạo độ thông thoáng.

+ Không để vườn bị ngập úng chống nước chảy tràn trên vườn.

+ Trước khi bước vào mùa mưa, bà con nên bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh ủ hoai mục với nấm đối kháng Trichoderma-Tot bón nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào vườn và tấn công rễ cây.

+ Khi trồng sầu riêng bà con không nên trồng sâu. Về sau đất bồi xuống lấp đầy bó cổ rễ khiến cây kém phát triển, đồng thời khi mưa nước đọng dễ phát sinh nấm bệnh.

+ Đối với cây chưa bị bệnh: nhà vườn tiến hành phun để phòng nấm cho cây đặc biệt lưu ý trong giai đoạn mùa mưa, độ ẩm cao điều kiện thuận lợi cho nấm phát tán.

+ Đối với cây bị bệnh: Tiến hành đào từ gốc ra khoảng 30 cm và lộ phần cổ rễ sầu riêng. Đổ thuốc với tần suất 5 ngày/lần. Sau khi phục hồi được bộ rễ sầu riêng tiến hành bổ sung sản phẩm Trichoderma- Tot giúp hệ đất tơi xốp thoáng khí, ức chế các nấm hại rễ trong đất (Pythium, fusarium, phytophthora), tăng cường tính kháng cho hệ rễ.

**Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 5 đường số 8A, KDC Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP. HCM.
ĐT: 0981 580 539 - CSKH: 0836 079 938
Email: goldtomatoco@gmail.com
Website: https://phanbontomato.com/
Youtube: Nông Nghiệp Tomato
Facebook: Phân Bón Gold Tomato

 

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

ĐỪNG VỘI BỎ PHÍ! BẬT MÍ 6 LOẠI NƯỚC TƯỚI RAU THÊM XANH TỐT

Rau xanh để có thể sinh trưởng, phát triển tốt cần phải tưới tiêu mỗi ngày, vào những thời điểm thích hợp. Theo đó, việc lựa chọn nước tưới rau phải được chăm chút, chú trọng để tránh việc cấp nguồn nước tưới không sạch hay chứa các nấm bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Bài viết dưới đây, Gold Tomato sẽ bật mí cho bạn 6 loại nước tưới rau giúp cây thêm xanh tốt, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 1. Tận dụng những lon bia còn uống dở Có...

LỊCH TRỒNG RAU THEO MÙA Ở MIỀN NAM TẠI CÁC THÁNG TRONG NĂM

Do điều kiện thời tiết và khí hậu được phân chia làm 2 mùa rõ rệt. Vì thế mùa vụ trồng rau miền Nam được người nông dân tính toán không quá khó khăn. Mùa vụ trồng rau miền Nam quanh năm được tính theo tháng mưa và tháng nắng. 1. Đặc điểm khi hậu tại miền Nam Miền Nam gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa nắng và mùa mưa. Với điều kiện thời tiết như ở miền Nam: - Mùa nắng: Bắt đầu từ đầu hoặc...

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MƯỚP ĐẮNG ( KHỔ QUA)

Mướp đắng (khổ qua) là một trong những cây trồng cho thu nhập rất cao đặc biệt là khi canh tác theo lối tiên tiến, quy mô lớn. Vấn đề sâu bệnh ở cây mướp đắng được người trồng rất quan tâm vì khi cây bị sâu bệnh tấn công sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới năng suất. Vì vậy để cây được năng suất cao thì bà con nên trang bị một số kiến thức nhận dạng sâu bệnh hại. I. Sâu hại 1. Sâu ăn lá(Diaphania indica) - Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa...

DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ CÂY TRỒNG BỊ ÚNG NƯỚC

  Tình trạng cây trồng bị úng nước, trở nên héo úa rồi chết dần do một nguyên nhân nào đó trong quá trình trồng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, điều may mắn chính là nếu biết được dấu hiệu và đưa ra được biện pháp xử lý, phục hồi phù hợp, kịp thời thì bà con hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này và cứu cây. I. Dấu hiệu nhận biết cây bị úng nước 1. Cây chậm phát triển Dấu hiệu đầu tiên cần phải kể đến chính là tình trạng cây chậm phát triển. Bởi trên...

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP Ở CÂY DƯA HẤU

Dưa hấu là loại cây trồng đem lại năng suất trồng trọt cao nhưng thường gặp rất nhiều sâu bệnh hại. Vì thế người trồng dưa hấu phải nắm được các căn bệnh thường gặp để có hướng trị bệnh hiệu quả . Một số loại sâu bệnh có thể gặp ở dưa hấu như: I. Sâu hại 1. Bọ dưa - Bọ dưa chủ yếu gây hại trong mùa nắng, hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Bọ gây hại bằng cách cạp lớp biểu bì trên lá thành một vòng tròn, phần bị cạp sẽ đứt rời khỏi lá. - Bọ dưa...

BẬT MÍ NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG HIỆU QUẢ

Nhân giống cây trồng là cách tạo ra cây mới từ nguồn cây mẹ có sẵn tại nhà vườn. Nhờ sử dụng các phương pháp nhân giống cây trồng hiện đại, nhà vườn có thể tạo ra cây giống mới hoàn toàn miễn phí. Các cây mới đảm bảo được chất lượng, nguồn giống và khả năng đem lại nguồn lợi kinh tế tốt hơn.Vậy có mấy phương pháp nhân giống cây trồng dễ dàng và hiệu quả? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nhân giống cây trồng là gì ? - Nhân giống cây trồng...

ĐẤT NHIỄM MẶN LÀ GÌ? CÁCH XỬ LÝ ĐẤT NHIỄM MẶN

Hiện nay, tình trạng đất bị nhiễm mặn đang là vấn đề quan trọng cần giải quyết nhất. Đất bị mặn không chỉ ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất mà còn ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Cây không thể phát triển khi được trồng trên đất mặn. Vậy đất nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn như thế nào? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu bài viết này nhé! 1. Đất nhiễm mặn là gì? Đất nhiễm mặn là loại đất tồn tại các loại muối hòa tan ở nồng độ cao hơn...

ĐẤT BẠC MÀU LÀ GÌ? CÁCH XỬ LÝ ĐẤT BẠC MÀU

Đối với mỗi người nông dân, đất canh tác rất quan trọng bởi lẽ nó quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay, những vùng đất bạc màu ngày càng nhiều thêm, dẫn đến việc cây trồng kém phát triển. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho đất bị bạc màu, biện pháp cải tạo đất bạc màu giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu nhé! 1. Đất bạc màu là gì? Đất bị thoái hóa và bạc màu hình thành từ sản phẩm phong hóa đá granit và...
Gọi ngay Đặt hàng 0836079938
Lên đầu trang
phanbontomato.com phanbontomato.com
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng