Trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp canh tác làm một trong những “bí kíp” có tác dụng phòng trừ sâu bệnh gây thiệt hại cho cây trồng, đây được xem như là nhóm biện pháp bảo vệ thực vật. Khi tác động đúng quy trình và hợp lý thì các biện phát sẽ phát huy tối đa, hạn chế sự xuất hiện của sâu bệnh trên đồng, ruộng, vườn. Nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người thắc mắc về kỹ thuật canh tác thực hiện như thế nào. Vậy trong bài viết dưới đây, hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu về biện pháp hữu hiệu này nhé !
1. Canh tác là gì?
Canh tác (hay còn gọi là kỹ thuật canh tác, biện pháp canh tác) được hiểu đơn giản là những phương pháp phòng trừ tổng hợp các dịch bệnh có thể gây hại đến cây trồng. Những phương pháp canh tác chính là các tác động của con người đến cây trồng từ việc làm đất, gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch.
Những kỹ thuật canh tác sẽ mang lại hiệu quả cho cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, có tác dụng trong việc ngăn chặn sự lây lan của những sinh vật, vi khuẩn gây bệnh cho các loại cây.
Như vậy bạn có thể hiểu, biện pháp canh tác chính là những công tác bảo vệ, tạo môi trường sống thuận lợi để thực vật phát triển tốt nhất. Nhờ vậy, các mục tiêu về sản lượng nông sản cũng sẽ tăng cao.
2. Những biện pháp canh tác kỹ thuật hiện nay
a. Luân canh, xen canh, đa canh
Luân canh cây trồng chính là một hệ thống canh tác nông nghiệp luân phiên để thay đổi các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích đất. Trong quá trình trồng cây, bạn thường dùng phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nhưng sau từ 3 – 4 vụ lượng phân bón tàn sưu sẽ tích tụ lại tạo thành nơi cho sâu bệnh phát triển.
Trong khi đó, cây trồng đó đã không thể hấp thụ được các dinh dưỡng này, đây là lúc bạn cần tiến hành luân canh cây trồng. Việc thay đổi cây trồng sẽ giúp cây mới phát triển nhanh, ngăn chặn được sự phát triển của sâu bệnh.
Bên cạnh luân canh, bạn cũng có thể thực hiện kỹ thuật xen canh, đa canh. Tức là trồng nhiều loại cây trong một khu đất vừa tận dụng quỹ đất thừa vừa hạn chế sâu bệnh phát triển.
b. Kỹ thuật làm đất
Đất trồng chính là nơi cung cấp những dinh dưỡng cho cây phát triển, tạo môi trường sống tốt nhất cho nhiều loài động thực phẩm. Với từng loại đất trồng khác nhau sẽ có kỹ thuật làm đất khác nhau
Tuy nhiên, các công đoạn làm đất thường như sau: xới đất, trộn lớp đất màu, san phẳng, làm đất tơi và nhỏ, lên luống… Trong đó, các kỹ thuật như lật đất để phơi ải, loại trừ cỏ dại, diệt vi sinh vật gây hại cũng là điều cần thiết trước khi trồng loại cây mới.
c. Thời vụ gieo trồng hợp lý
Thời vụ gieo trồng hợp lý ở mỗi địa phương dựa vào những yếu tố thời tiết, khí hậu, đặc điểm phát sinh của các mầm sâu bệnh, tập quán, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân tại chính địa phương đó.
Đây cũng là cách thức tạo nên sự lệch pha và tình trạng mất cân bằng đối với sự phát triển của sâu bệnh, làm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm cho môi trường. Nếu biết cách bố trí hợp lý thời vụ thì sẽ tạo thêm điều kiện để sử dụng tốt tài nguyên khí tượng thuỷ văn, phân bố lao động đều phù hợp theo thời gian, và khai thác tận dụng tốt tiềm năng đất đai.
d. Mật độ gieo trồng thích hợp
Mật độ gieo trồng thích hợp được xác định căn cứ vào các yếu tố chính như: loại đất, loại giống cây trồng, mùa vụ và đặc biệt là tình hình sâu bệnh, cỏ dại phụ thuộc vào từng địa phương.
Cơ cấu và phân bố cây trồng trên đồng ruộng: Khi gặp điều kiện “thiên thời địa lợi” các loại sinh vật gây hại tiềm ẩn sẽ phát triển mạnh hơn, chúng sinh sản hàng loạt và thậm chí tạo thành một trận dịch bệnh có mang nhiều rủi ro, nguy hiểm đến mùa vụ thu hoạch. Đối với từng loại sâu bệnh, không phải loại cây nào chúng cũng có thể ăn được mà chúng chỉ có thể ăn một số loại cây nhất định. Vì vậy, khi trên đồng có nhiều loài cây khác nhau sẽ gây trở ngại trong việc sinh trưởng của chúng
Không nên trồng những loại cây có họ hàng gần có cùng đặc tính giống nhau ở sát cạnh nhau. Vì như vậy, những loài sinh vật sẽ có cơ hội lây lan từ cây này sang cây khác.
e. Sử dụng phân bón hợp lý
Trong quá trình chăm sóc cây trồng, bạn không nên lạm dụng quá nhiều phân bón, cần đảm bảo đúng tỷ lệ. Ví dụ, việc bón quá nhiều phân bón cây có thể chỉ phát triển than mà không cho quả hay củ…
Bên cạnh đó, xu hướng canh tác nông nghiệp bền vững hiện nay chính là hướng đến nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên. Do vậy, bạn cần cân nhắc lượng phân bón phù hợp cũng như hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những kỹ thuật canh tác khác như trồng cây bẫy, cắt tỉa cành, vun xới… Những kỹ thuật canh tác nông nghiệp sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt nhất.
3. Vai trò của biện pháp canh tác đất nông nghiệp
- Kỹ thuật canh tác giúp cho cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt nhất, ngăn chặn được mầm bệnh.
- Tạo nên sản lượng thu hoạch cao trong nông nghiệp.
- Kết hợp với nhiều kỹ thuật, thiết bị hiện đại vào trong làm nông nghiệp.
- Hướng tới canh tác nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.
Trên đây là những thông tin về canh tác là gì và những kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp để bạn hiểu hơn về các kỹ thuật nông nghiệp hiện nay. Qua đó, bạn có thể xây dựng các phương pháp chăm sóc cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bạn thành công!
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.