Nội dung bài viết
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG ĐỐI VỚI CÂY THANH LONG
2. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT PHÙ HỢP ĐỂ TRỒNG THANH LONG
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG ĐỐI VỚI CÂY THANH LONG
Chuẩn bị đất trồng là bước quyết định sự phát triển và năng suất của cây thanh long. Đất cần được cải tạo để thoát nước tốt, đảm bảo không bị ngập úng gây thối rễ và bệnh nấm. Việc bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh giúp cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây, đồng thời điều chỉnh pH đất trong khoảng 5.5 - 7.0 để cây hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả. Xử lý đất bằng cách phơi ải, làm sạch cỏ dại và sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giảm nguy cơ sâu bệnh và tạo môi trường an toàn cho cây. Đất tơi xốp còn giúp rễ cây phát triển tốt, tăng cường trao đổi khí, hấp thụ nước và dinh dưỡng hiệu quả. Đồng thời, việc chuẩn bị đúng cách cũng tối ưu hóa hệ thống tưới tiêu và cố định trụ, tạo nền móng vững chắc cho cây. Nhờ vậy, cây thanh long phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người trồng.
Khi chuẩn bị đất trồng đúng cách, Nhà nông có được những lợi ích đáng kể như:
- Tăng khả năng sinh trưởng và thúc đẩy quá trình ra nụ, nuôi trái.
- Cải thiện năng suất, thanh long phát triển đồng đều cho ra trái lớn, màu sắc đẹp.
- Loại bỏ được các mầm bệnh, tuyến trùng và cỏ dại từ đầu, giảm thiểu rủi ro gây hại cho cây sau này.
- Cân bằng khả năng giữ ẩm và thoát nước của đất.
- Đất được chuẩn bị và bón lót đầy đủ sẽ giữ chất dinh dưỡng từ phân bón sử dụng trong quá trình chăm sóc cây lâu hơn.
- Cây trồng trên đất đạt sẽ khỏe mạnh hơn, chống chịu tốt hơn trước sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
2. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT PHÙ HỢP ĐỂ TRỒNG THANH LONG
- Đất tơi xốp, thoát nước tốt
- Độ pH cân bằng từ 5.5 - 6.5, giàu hữu cơ
- Tầng đất sâu, không có đá hoặc đất chai cứng
- Đất không nhiễm độc, nhiễm phèn hoặc mặn
- Loại đất phù hợp: Đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan,..
3. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG THANH LONG
Cách làm đất và bón phân:
- Cuốc đất tơi xốp, mỗi 1 mẫu đất dùng 600-1000kg phân chuồng và vôi thích ứng cộng thêm các chất hữu cơ khác để cải tạo đất.
- Làm mô đất để thoát nước tốt, mô cao 20-30cm, đường kính 60- 100cm. Mô đất trộn phân chuồng hoai mục 15- 20kg hoặc phân hữu cơ 10- 15kg/trụ + 500g super lân + Basudin 2g/mô. Dùng Benomyl 0,1% tưới vào đất trước khi trồng để ngừa nấm bệnh.
- Độ sâu hố đất dựng cột 20-30cm, đường kính 40-50cm, mỗi hố trồng từ 4-8 cây con, khoảng cách giữa các hố vào khoảng 2,5m x 2,5m hoặc 3m x 3m. Cột trồng cây thanh long (cột xi măng hoặc cột gỗ) có chiều cao khoảng 1,5-2m.
Lưu ý:
- Đối với đất dốc: Độ dốc dưới 15 độ phải cuốc rộng, phía trong thấp hơn phía ngoài 10 – 15cm để giữ nước chống xói mòn.
- Đối với đất đồi: Trên 15 độ trồng từng khóm khoảng cách giữa các khóm 2m x 2m.
- Đối với đất núi đá sỏi: Mỗi hố trồng phải có đường kính 1m trở lên, độ sâu 30cm, đá xung quanh phải đập vụn, sử dụng 50% đất mượn, 30% cát mịn, 20% phân hữu cơ và ít vôi bột cho xuống hố.
Trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ hoặc các chế phẩm sinh học, không phun vào cây và xung quanh bộ rễ. Khi cây được nửa năm thì rễ đã phủ toàn bộ mặt đất không sử dụng được thuốc diệt cỏ, nên cần che đậy để giảm cỏ mọc.
4. LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐẤT
- Sử dụng phân đã hoai mục, không sử dụng phân chuồng chưa qua xử lý vì chứa nhiều vi khuẩn có hại và mầm bệnh
- Nều không tạo mô đất cần san phẳng bề mặt đất
- Đảm bảo đất không quá khô hoặc quá ướt, ở những vùng khí hậu khô nên áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.