Miền Bắc được biết đến với khí hậu ôn đới và mùa đông lạnh giá, liệu cây sầu riêng có thể tồn tại và phát triển ở đây? Hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu xem cây sầu riêng có trồng được ở miền Bắc không nhé!
I. Cây Sầu Riêng có trồng được ở miền Bắc không?
Việc trồng cây sầu riêng ở miền Bắc có một số thách thức do khí hậu lạnh và không phù hợp với cây này. Cây sầu riêng thích hợp với môi trường nhiệt đới ẩm, trong khi miền Bắc có khí hậu ôn đới với mùa đông lạnh giá. Sự biến đổi khí hậu và trở lạnh bất thường càng tăng thêm khó khăn cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng.
Tuy nhiên không phải là không thể trồng được ở miền Bắc một số vùng tại miền Bắc có khí hậu ấm áp vẫn có thể trồng được cây sầu riêng để trải nghiệm, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân trồng cây với số lượng ít tránh thất thoát cây trồng. Sầu riêng phù hợp với nhiệt độ từ 27 – 35 độ C. Vào thời điểm ra hoa cần phải tạo nhiệt độ thích hợp từ 27 – 35 độ C. Bà con vẫn có thể trồng được cây sầu riêng nếu kiểm soát được nhiệt độ thực tế trong quá trình trồng trong khoảng này nhưng thực tế thì điều này rất khó khăn.
II. Điều kiện cần để trồng sầu riêng ở miền Bắc
1. Tránh gió Lào
Gió Lào mang đến cái nóng hanh khô trong thời gian dài, cây sầu riêng không thể phát triển nếu không có biện pháp tránh. Người trồng nên lưu ý, chọn những địa điểm, khu vực tránh được những cơn gió Lào. Như thung lũng hoặc những nơi có đồi núi che chắn.
2. Chắn gió cho vườn sầu riêng
Để cây sầu riêng thông thoáng và phát triển tốt người trồng thường lựa chọn trồng cây thuận theo hướng gió. Tuy nhiên, vào thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột sầu riêng cần được che chắn. Nên có một lớp phòng vệ xung quanh những cây sầu riêng bà con trồng. Hoặc bà con có thể trồng xen canh sầu riêng cùng cà phê, chuối để chắn gió hiệu quả.
3. Tưới và thoát nước hợp lý cho vườn sầu riêng
Người nông dân miền Bắc nếu muốn trồng được sầu riêng phải dự trữ nguồn nước tưới quanh năm. Bởi sầu riêng là loại cây ưa độ ẩm, ưa nước nhưng lại không chịu được ngập úng. Vì vậy cần cung cấp lượng nước đầy đủ. Bên cạnh đó, nhà nông cần chuẩn bị các rãnh để thoát nước cho cây.
III. Giống cây sầu riêng được khuyến khích trồng ở miền Bắc
Các giống cây mà chúng tôi khuyến khích bà con trồng ở khu vực miền Bắc đó chính là sầu riêng Thái, sầu riêng Musang King, sầu riêng Black Thorn D200 có nguồn gốc từ Malaysia. Đây là các giống sầu có nhánh to khoẻ, khả năng sinh trưởng tốt, khả năng kháng bệnh cao, năng suất và chất lượng trái ngon hơn nhiều so với các giống sầu khác.
Thời vụ trồng sầu ở miền Bắc là từ tháng 10 đến tháng 12 để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
IV. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng ở miền Bắc
1. Đất trồng
Đất trồng cây sầu riêng nên được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng tốt của cây. Đất thích hợp cho sầu riêng là đất thịt, đất phù sa, có nhiều chất dinh dưỡng. Khi trồng, bà con nông dân nên tìm vị trí trồng cây trên những nơi có tầng đất dày hơn 3m. Điều này giúp bộ phận cây có thể phát triển và cắm sâu vào lòng đất, từ đó giúp cây có sự ổn định hơn và hạn chế nguy cơ đổ ngã khi gặp gió mạnh hoặc bão.
2. Quy trình tưới nước
Việc áp dụng quy trình tưới, cây có thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng tốt hơn khi trời nắng. Trong trường hợp không có hệ thống tưới tự động, người trồng có thể sử dụng phương pháp tưới nước bằng tay hoặc dùng vòi nước để tưới trực tiếp vào gốc cây và không làm ngập mặt đất quá lâu.
Để tránh tình trạng ứ đọng nước trong vườn vào mùa mưa, bà con cần đào các mương rãnh thoát nước để giúp tránh tình trạng ngập úng và ảnh hưởng đến cây trồng.Ngoài ra, bà con có thể lắp đặt thêm hệ thống tưới tiêu chủ động. Khi trời nắng, hệ thống sẽ tự động kích hoạt và tưới nước cho cây. Khi trời mưa, hệ thống sẽ tắt hoạt động để tránh tình trạng cây bị ngập úng. Điều này giúp cây sầu riêng hạn chế hiện tượng rụng trái non và phát triển tốt hơn.
3. Bón phân cho cây sầu riêng
Sau khi hoàn tất quá trình trồng sầu riêng đến với quá trình chăm sóc cây sầu riêng có những yêu cầu, những đòi hỏi riêng cần được đảm bảo. Thực hiện chăm sóc cho cây sầu riêng đúng cách, sử dụng các loại phân bón uy tín trong từng giai đoạn phát triển của cây.
Trước khi bón phân, bà con cần xác định lượng phân cần thiết để hạn chế việc bón dư hoặc bón thiếu. Quá nhiều phân bón có thể gây tổn thương cho cây và môi trường, trong khi quá ít phân bón lại không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây.
4. Vệ sinh cỏ dại xung quanh cây sầu riêng
Cỏ dại có thể tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của virus và sâu bệnh hại, gây nguy hiểm đến cây trồng. Đặc biệt, điều kiện độ ẩm là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn và sâu bệnh sinh sôi, phát triển.
Một số bệnh thường gặp ở cây sầu riêng do virus gây ra, như bệnh khô ngọn cây sầu riêng và bệnh vàng lá trên cây sầu riêng. Do đó, để ngăn chặn sự lây lan và phát triển của các bệnh này, bà con cần thực hiện vệ sinh sân vườn thường xuyên để loại bỏ mọi nguyên nhân tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh.
5. Phòng chống sâu bệnh hại cho cây sầu riêng
Phòng chống sâu bệnh hại trên cây sầu riêng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sự phát triển của cây. Để ngăn chặn sự lây lan và tấn công của sâu bệnh, người trồng cây cần áp dụng các biện pháp phòng chống hiệu quả. Việc này giúp tạo một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.