MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP Ở CÂY ĐIỀU

Cây điều là cây công nghiệp dài ngày, có dầu. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú, đa dạng và trên hết là nhân hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Cây điều là loại cây có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ bạn đọc “cách phòng và điều trị sâu hại điều” giúp cây đạt năng suất chất lượng hơn.

I. Sâu hại

1. Bọ xít muỗi hạt điều

- Đặc điểm hình thái bọ xít muỗi hại điều

+ Bọ xít muỗi có hai loại là bọ xít muỗi xanh và bọ xít muỗi đỏ. Loại bọ xít muỗi xanh gây hại nặng nhất đến cây điều, còn bọ xít muỗi đỏ ít gây hại và không phổ biến nhiều trên cây điều.

+ Trứng của bọ xít muỗi có kích thước nhỏ và có 2 sợi tơ mành, có màu trắng kem.

+ Bọ xít muỗi non có hình dạng giống bọ xít muỗi trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn và cánh ngắn và nhỏ hơn.

+ Bọ xít muỗi xanh trưởng thành có đầu màu đen, cơ thể màu nâu, nhưng có bụng màu xanh, nhìn nó giống con muỗi. Kích thước trưởng thành của nó có cơ thể dài từ 6-8mm.

- Triệu chứng và tác hại

+ Trên các bộ phận non của cây điều như lá non, quả non, chồi và các cánh hoa thường thấy xuất hiện các con bọ xít muỗi non và trưởng thành phá hại.

+ Bọ xít muỗi thường dùng vòi chích châm vào các phần mô mềm của cây hoặc các phần non của cây, vết chích ban đầu có màu xám, nếu vết bệnh để lâu sẽ chuyển sang màu đen. Những vết chích ở quả non nhiều có thể khiến quả phát triển bị dị dạng.

+ Tại những vết chích của bọ xít muỗi, rất dễ bị các loại nấm bệnh xâm nhập vào, khiến vết chích càng trở nên nặng hơn, đặc biệt là nấm gây bệnh thán thư cho cây.

+ Bọ xít muỗi thường chích hút nhựa vào sáng sớm và chiều mát là 2 thời điểm lý tưởng cho chúng hoạt động mạnh. Trong năm, gây hại từ tháng 10 đến tháng 5, giảm hoạt động trong mùa mưa. Hại nặng vào tháng 12 – 2: cây điều ra hoa rộ và có quả non. Vườn điều non: có thể xuất hiện gây hại quanh năm.

+ Ngoài hại điều còn hại chè, cacao, mận, ổi….

- Biện pháp phòng ngừa và điều trị

+ Để hạn chế được vườn điều bị bọ xít muỗi tấn công, cần thường xuyên dọn vệ sinh khu vườn, để khu vườn được thông thoáng và tránh làm nơi chú ngụ của bọ xít muỗi. Đặc biệt là những khu vườn điều trồng xen canh với các loại cây khác như ca cao, mận, ổi,… và các khu vườn ở gần ven rừng hoặc ao hồ.

+ Bón phân N.P.K cân đối, không bón qúa nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kì cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non.

+ Tạo điều kiện cho các thiên địch sinh trưởng và phát triển.

+ Nếu vườn cây bị bọ xít muỗi gây hại với diện tích nặng thì nên phun thuốc theo hình xoáy trôn ốc, sử dụng bơm tay hoặc bơm phun mù ULV vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Có thể dung các lọai thuốc: Trebon 10EC 0,5-0,7 lít/ha, Bassa 50EC 0,1- 0,15%, Aplaud + Mipc 25WP 1,5-2 kg/ha, Fenbis 25EC - 0,2%, Fastac 5EC 1 lít/ha., Sherpa 25EC.

2. Bọ đục chồi

- Đặc điểm hình thái bọ đục chồi hại cây điều

+ Bọ đục ngọn trưởng thành: có cơ thể thon dài 8 - 12 mm, màu nâu đen, vòi dài hơi cong. Cơ thể có những u lồi hoặc lõm rất đặc biệt.

+ Trứng có dạng bầu dục, màu trắng sữa, hình bầu dục.

+ Sâu non: không chân có đầu và bụng phát triển, màu vàng kem.

+ Nhộng: Sâu đẫy sức hóa nhộng ngay trong chồi non. Nhộng dạng nhộng trần, màu vàng kem.

- Triệu chứng gây hại trên cây điều

+ Trưởng thành dùng vòi đục nhiều lỗ liên tiếp nhau vào thân chồi non để đẻ trứng.

+ Lỗ đục mới có dịch màu trắng sữa sau chuyển sang màu vàng nâu.

+ Trứng được đẻ theo từng ngăn, có nhiều trứng/chồi.

+ Ấu trùng nở ra và đục vào thân cây cắn phá làm phần trên của ngọn bị héo xanh sau đó chuyển màu nâu đen và ngọn bị khô chết.

- Biện pháp phòng trừ

+ Cắt bỏ phần bị hại và tiêu hủy. Sử dụng thiên địch để hạn chế sự xuất hiện gây hại của bọ cánh cứng. Thiên địch chủ yếu của bọ cánh cứng đục ngọn điều là kiến vàng và ong ký sinh. Phun thuốc Sherpa 25EC, Fenbis 25EC với nồng độ 3% . Phun kĩ vào phần ngọn cây, ngọn cành khi thấy trưởng thành xuất hiện.

3. Sâu đục trái và hạt

- Đặc điểm hình thái sâu đục trái và hạt điều

+ Một thế hệ của sâu từ giai đoạn trứng đến trưởng thành từ 26 – 31 ngày.

+ Trưởng thành thường đẻ trứng ở những trái được 20 ngày tuổi.

+ Đặc điểm sâu đục trái trưởng thành: Sâu non màu nâu đậm và rất linh hoạt, đầu có màu đen. Sâu thường di chuyển đến trái khác một khi trái đang bị hại đã bị khô.Thời gian sống của sâu non kéo dài khoảng 20 ngày. Cuối giai đoạn sâu non rơi xuống đất và làm nhộng. Nhộng màu nâu vàng.

- Triệu chứng gây hại và tác hại của sâu đục trái hại điều

+ Những hạt bị hại không thể tiếp tục phát triển, hạt trở nên nhăn nheo và khô đi, trái non bị rụng sau đó.

+ Là loại sâu hại rất phổ biến tại các vùng trồng điều ở Việt Nam. Sâu chỉ xuất hiện trong thời kỳ tạo trái non và hạt, thường vào khoảng 20 – 35 ngày sau khi hạt được hình thành và biến mất trong mùa mưa.

+ Thành trùng đẻ trứng vào kẻ giữa trái và hạt.

+ Ấu trùng mới nở cắn gặm lớp biểu bì bên ngoài và đục vào trong trái hoặc hạt non để ăn phần thịt trái hoặc hạt non phía bên trong.

+ Lỗ đục của sâu thường được che phủ bởi lớp phân bài tiết của sâu.

- Biện pháp phòng trừ sâu hại

+ Kiến vàng là tác nhân có hiệu quả cao đối với sâu đục trái và hạt bởi chúng xua đuổi không cho thành trùng đẻ trứng vào trái và hạt đồng thời săn bắt ấu trùng khi chúng di chuyển từ trái đã bị hại sang trái khác.

+ Có thể sử dụng thuốc Basudin 50EC, Kinalux 25EC, Nycap, Pyrinex 20EC, Vibafos 15EC.để diệt.

4. Xén tóc nâu hại điều

- Đặc điểm hình thái xén tóc nâu

+ Xén tóc nâu có 2 loài: 1 loài gây hại phần gần gốc (xén tóc nâu lớn) và 1 loài gây hại cành (xén tóc nâu nhỏ)

+ Trưởng thành: Thông thường có 1 thế hệ trong một năm. Trưởng thành là một loại xén tóc, màu nâu hạt dẻ, dài khoảng 40 mm. Hàng năm trưởng thành xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5. Trưởng thành hoạt động vào ban đêm để giao phối và đẻ trứng.

- Sâu non: Không có chân. Kích thước: 0,4 – 6cm

- Nhộng: Giai đoạn nhộng kéo dài 18 – 22 ngày, nhộng nằm nằm trong bọc kén ở gần gốc.

- Triệu chứng gây hại trên cây điều

+ Rất thích gây hại cây điều trên 5 năm tuổi.

+ Cây điều bị hại có những lỗ nhỏ ở vùng gốc thân cây, sùi nhựa dẻo và mùn cưa qua các lỗ đục, bộ lá có màu úa vàng, dễ rụng, cành thường bị khô rất nhanh, có thể làm chết cây hoàn toàn.

+ Sâu non nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ăn các mô gỗ, tạo thành những đường hầm nhiều ngóc ngách không theo định hướng trong thân cây. Sâu non phát dục được trong cả những cây khô.

+ Xén tóc ưa thích tấn công phần cây trong khoảng 1m tính từ mặt đất.

+ Cây điều có tuổi trên 10 năm bị nhiễm nặng hơn cây điều tuổi nhỏ.

- Biện pháp phòng trừ xén tóc nâu hại điều

+ Một số thiên địch như ruồi ký sinh họ Tachinidae, ong ký sinh, kiến và bọ cánh cứng, nấm trắng Metarhizum sp. ký sinh nhộng.

+ Bắt đầu kiểm tra từ tháng 4 – 6 để phát hiện triệu chứng gây hại ban đầu của sâu trong khoảng 1m từ gốc cây trở lên để tiến hành các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

+ Tỉa bỏ, đốt những cành, cây bị hại nặng để hạn chế nơi đẻ trứng của xén tóc.

+ Đối với những cây đã bị tái nhiễm trong nhiều năm, dùng dao cạo bỏ phần vỏ bị hại theo đường hầm, bắt và giết ấu trùng. Sau đó cạo sạch phần vỏ bị hư, phân của ấu trùng và quét quanh gốc với dung dịch đồng – vôi.

+ Thuốc trừ sâu chỉ có hiệu quả khi sâu non mới đục vào cây.

+ Dùng Basudin 50EC nồng độ 0,1% bôi vào thân và vùng rễ bị hại.

+ Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc như Padan 95SP, Regent 800WG.

+ Sử dụng dung dịch đồng – vôi (1 phần CuSO4:4 phần CaO: 15 phần nước) vào gốc cây trong khoảng 1m tính từ mặt đất để giảm sự đẻ trứng của xén tóc.

5. Sâu róm ăn lá điều

- Đặc điểm hình thái sâu róm đỏ

+ Trưởng thành dạng bướm, cơ thể có nhiều lông và gai gây ngứa.

+ Cánh mầu nâu vàng nhạt, phía trên màu đậm hơn, có các đốm và vệt rất rõ, phía dưới màu nhạt hơn, không có đốm.

+ Cơ thể dài: 4 – 5cm.

+ Trứng hình bầu dục dài 1,98mm, mới đẻ màu trắng về sau có màu cam và màu nâu tối lúc sắp nở.

+ Trứng được đẻ thành 2 hàng dọc theo mép ngòai của lá.

+ Sâu non phủ 1 lớp lông dày và gây ngứa.

+ Mới nở sâu non màu nâu vàng sau chuyển sang màu đỏ và có nhiều khoang đen xen kẻ.

+ Sâu non đẫy sức dài 50-60 mm.

+ Sâu non nhả tơ gắng các lá điều già lại làm tổ để hóa nhộng.

+ Nhộng màng, có kén tơ màu kem bao quanh.

+ Nhộng màu nâu đen.

- Triệu chứng gây hại sâu róm đỏ trên cây điều

+ Sâu di chuyển và gây hại theo bầy đàn.

+ Sâu tuổi lớn thường ăn trụi hết phần thịt lá và chỉ chừa lại gân chính.

+ Sâu cắn phá làm cây trụi lá làm cây suy kiệt và chết cành.

- Biện pháp phòng trừ sâu róm đỏ hại cây điều

+ Phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu róm đỏ, dùng tay để hái và thu gom những lá có ổ sâu non và kén nhộng để tiêu hủy. Sử dụng bẫy đèn để thu bắt trưởng thành. Nếu mật độ sâu non cao dùng Sherpa 5%, Supracide, Kinalux hoặc thuốc nhóm cúc phun đều khắp tán lá của cây.

II. Bệnh hại

1. Bệnh thán thư

- Nguyên nhân và triệu chứng

+ Nguyên nhân gây ra bệnh hại trên cây điều: do 2 loại nấm là Gloeosporium sp. và Colletotrichum gloesporiodes gây ra. Tuy nhiên nấm Gloeosporium sp. là tác nhân chủ yếu gây bệnh.

+ Triệu chứng: Các vết bệnh màu nâu xuất hiện trên chồi non, lá, quả và cành hoa. Trong trường hợp bị nặng cây điều sẽ tiết ra nhựa. Cành bệnh thường khô và chết dần. Hạt và quả non nhăn lại, khô đen và rụng khi bị nấm gây hại nặng.

- Biện pháp phòng ngừa 

+ Giữ vườn thông thoáng bằng cách thường xuyên vệ sinh vườn, dọn cỏ và phát quang bụi rậm. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguyên tố Đồng cho cây đang ra lá non như Bordeaux, Oxyclorua đồng. Với cây đã ra quả non thì tiếp tục sử dụng oxyclorua đồng. Ngoài ra, nông hộ có thể sử dụng Carbendazim 0,1-0,15% để phòng trừ bệnh hại trên quả non và cành hoa.

2. Bệnh lở cổ rễ ở cây điều con.

- Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

+ Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi nấm Phytophthora sp. hoặc nấm Pythium sp. hoặc nấm Fusarium sp. hoặc nấm Rhizoctonia sp. Khi độ ẩm đất cao sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Một lý do khác do đất làm bầu bị nhiễm mầm bệnh, chưa qua xử lý. Nếu vườn ươm ẩm thấp, úng nước thì cũng tạo điều kiện để bệnh lở cổ rễ xảy ra. Bệnh thường gặp ở cây non khi mới mọc cho đến khi 3 tuổi.

+ Triệu chứng gây hại: Cây con bị héo lá. Lớp vỏ của phần thân sát mặt đất bị thối, lõm vào trong và có màu đen. Cây non héo dần rồi chết. Nếu nguyên nhân là do trồng bằng hạt giống thì mầm mới nhú ra đã bị thối. Bệnh lở cổ rễ thường làm giảm tỷ lệ ghép sống và số cây xuất vườn.

- Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều:

+ Với bệnh lỡ cổ rễ thì phòng bệnh hơn chữa bệnh. Với hạt giống cần ngâm bằng nước nóng (52 đến 55 độ C, 2 sôi 3 lạnh). Đất vô bầu cần xử lý bằng Formalin 8% dùng bạt nylon che kín 10 ngày. Sau đó, mở ra bạt trộn đều trước khi gieo hạt. Trước khi ủ cần xử hạt giống bằng Rovral, Ridomil. Xây vườn ươm nơi khô ráo thoát nước tốt.

+ Trường hợp cây con bị bệnh thì dùng oxyd chlorid đồng, Champion hay Ridomil, COC 85WP xịt vào gốc cây con.

3. Bệnh khô cành 

- Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

+ Nguyên nhân gây ra bệnh hại trên cây điều: Đây còn được gọi là bệnh nấm hồng. Bệnh do vi khuẩn nấm gây ra trên các cành điều cao. Bệnh khô cành thường xảy ra do độ ẩm cao vào mùa mưa ở những vườn điều cạnh vườn cao su.

+ Triệu chứng: Trên vỏ cây có các đốm màu trắng và dần chuyển sang hồng. Bào tử nấm thường tấn công vào vỏ cây ở vị trí phân cành. Bệnh sẽ lan từ cành trên cao trước khi lan xuống gốc theo nước mưa. Khi bị bệnh nấm hồng lá cây điều sẽ bị vàng rụng dần, đi kèm là hiện tượng khô cành.

- Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều

+ Phát quang bụi rậm cho vườn thông thoáng kết hợp vệ sinh và làm cỏ. Các nông hộ nên phun thuốc bảo vệ thực vật ở gốc điều. Nên phun 2 đến 3 lần vào đầu và giữa mùa mưa.

+ Cách trị bệnh: Phun thuốc đặc trị Validamycin 0,3-0,5% để hạn chế bệnh. Với những cành bị nặng, chết khô thì nên cắt tỉa và đốt. Đây là cách để cắt nguồn lây bệnh.

4. Bệnh nứt thân xì mủ

- Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

+ Nguyên nhân gây ra bệnh hại trên cây điều: Nấm là nguyên nhân chủ yếu. Thông thường sau khoảng 2 đến 3 năm trồng, khi bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Bệnh nứt thân xì mủ chủ yếu xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Bệnh tập trung ở thân cây, các cành chính trước khi làm cây yếu đi.

+ Triệu chứng: Vết nâu đen xuất hiện trên trồi đi kèm với dịch từ cây tiết ra. Dịch thường có màu trong suốt ban đầu trước khi chuyển sang nâu đậm. Còn trên thân chính và cành thì sẽ xuất hiện những vết nứt dọc. Nhựa cũng từ đó chảy ra.

- Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều

+ Bóc phần vỏ cây bị nhiễm bệnh.

+ Quết thuốc diệt nấm vào vết thương của cây. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Acodyl 35WP, Mataxyl 500WP, Fortazeb 72WP (Metalaxyl), Acrobat MZ (Dimethomorph+ Mancozeb), Folcal 50WP (Folpet), Alonil 80WP (Hoạt chất Fosetyl + nhôm).

5. Bệnh đốm lá trên cây điều

- Nguyên nhân và triệu trứng gây ra bệnh hại trên cây điều.

+ Nguyên nhân gây ra bệnh hại trên cây điều: Thường ở cây con thiếu dinh dưỡng, ít phát triển. Bệnh thường phát sinh vào mùa mua. Chủ yếu trên lá non nằm trong bóng râm. Khi trời mưa thì bệnh chủ yếu ở ngọn cây. Khi trời nắng thì bệnh tập trung ở lá gần gốc.

+ Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở cây con từ 3 đến 5 lá cũng như cây lớn mới ra lá non. Các chấm xanh sẫm xuất hiện trên lá non trước khi lan rộng ra. Khi bệnh lan ra thì các vết đen, nâu này nối liền lại với nhau. Vết bệnh thường đi dọc gân lá chính.

- Biện pháp phòng ngừa bệnh hại trên cây điều

+ Cây cần được cung cấp đủ dưỡng chất đặc biệt trong giai đoạn cây có 3 đến 4 lá thật.

+ Xây dựng vườn ươm ở nơi thoáng khí, khô ráo, dễ thoát nước.

+ Đảm bảo đất trồng không bệnh. Sử dụng thuốc Bordeaux 1% để có hiệu quả cao.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

9 LOẠI CÂY TRỒNG GIÚP CẢI TẠO ĐẤT HIỆU QUẢ TRONG NÔNG NGHIỆP

Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao. Đồng thời, không chứa các chất có hại cho cây. Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời nhiều yếu tố đối với hệ sinh thái nơi trồng. Trong đó, có thể dùng biện pháp trồng cây cải tạo đất nhằm bảo vệ và cải tạo đất. Cùng Gold Tomato tìm hiểu rõ hơn về những loại cây trồng giúp tăng...

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHI ĐẤT BỊ THOÁI HÓA

Đất trồng đang dần bị thoái hóa, điều đó cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa. Trước thực trạng rừng đang bị phá hủy, môi trường đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các hoạt động canh tác lạc hậu cũng như việc sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Trước tình hình đó chúng ta cần đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện lại đất đã bị thoái hóa. 1. Thực trạng Ngày nay đất trồng đang dần bị thay đổi về đặc tính và...

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MÃNG CẦU XIÊM

Sâu bệnh hại Mãng Cầu Xiêm Thái là một trong những nỗi lo thường trực của Bà con trồng cây. Để có được Vườn Mãng Cầu Xiêm khỏe mạnh, năng suất cao, trái đẹp Bà con cần chú ý biện pháp quản lý tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các biện pháp an toàn. Bà con nên thường xuyên thăm vườn, xác định đúng đối tượng sâu bệnh để có biện pháp phòng trị cho phù hợp. I. Sâu hại 1. Rầy Mềm, Rệp Sáp Những loại côn trùng này sẽ chích hút đọt non, hoa, trái làm cây giảm sức sinh...

PHÂN BÓN RA HOA ĐẬU QUẢ TỐT NHẤT CHO NHÀ NÔNG

Tìm kiếm loại phân bón ra hoa đậu quả tốt nhất dành cho người dân hiện nay là một trong những yếu tố bắt buộc giúp bạn có thể phát triển nông nghiệp và đưa nông nghiệp Việt Nam sang một tầm cao mới. Mặc dù trên thị trường có khá nhiều loại phân bón và nghiên cứu để có thể gia tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào người dân nào cũng có thể đạt được các mùa màng bội thu. Do đó, bạn hãy cùng chúng tôi - Công ty Gold Tomato tìm kiếm...

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển, chống chịu lại sâu bệnh tốt cần cung cấp rất nhiều hợp chất dinh dưỡng, đây là những thành phần có trong phân bón. Trong nhiều năm trở lại đây người nông dân đã có hiểu biết nhiều hơn về việc sử dụng phân bón, tuy nhiên vẫn có nhiều nơi chưa hiểu được về tầm quan trọng của chúng. Bài viết dưới đây Gold Tomato sẽ chia sẻ cho bạn đọc về tầm quan trọng của phân bón đối với cây trồng, hãy cùng tham khảo nhé! 1. Phân bón là gì? Phân bón...

PHÂN BÓN RONG BIỂN UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Phân bón rong biển là loại phân bón hữu cơ nhập khẩu đang được bà con sử dụng rất nhiều hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu của bà con, rất nhiều những cửa hàng và cơ sở cung cấp phân bón rong biển xuất hiện trên thị trường. Điều này mang đến cho họ nhiều sự lựa chọn và đỡ mất thời gian tìm kiếm nơi mua sản phẩm. Tuy nhiên, đôi khi nó lại khiến họ phân vân không biết đâu sẽ là địa chỉ bán phân bón uy tín nhất. Hôm nay, Gold Tomato xin giới thiệu đến...

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI BÓN PHÂN

Từ xa xưa, chúng ta đã biết phải hiểu về tầm quan trọng của việc bón phân. Bón phân cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng dồi dào đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây. Mỗi loại phân bón khác nhau sẽ cung cấp cho cây trồng những chất dinh dưỡng khác nhau vào các thời điểm nhất định. Do đó việc cung cấp các chất dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển cho cây giữ vai trò quan trọng quyết định năng suất cây trồng cũng như sự thành công của một vụ. Hãy cùng...

5 NGUYÊN TẮC VÀNG KHI BÓN PHÂN CHO CÂY

Chắc hẳn bạn đã nghe câu "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", câu này đơn giản có nghĩa là để có được mùa màng bội thu, bà con cần lưu ý đến các yếu tố lần lượt là: Lượng nước tưới tiêu, phân bón, sự chăm sóc của người trồng và giống cây trồng. Có thể thấy phân bón đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của cây trồng. Tuy nhiên, bạn đã bón phân đúng cách chưa? Hãy cùng Gold Tomato tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật...
Lên đầu trang
phanbontomato.com phanbontomato.com
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng