MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY KHÓM (DỨA)

Khóm( dứa) là loại cây trồng đem lại năng suất trồng trọt cao nhưng thường gặp rất nhiều sâu bệnh hại. Vì thế người trồng khóm (dứa) phải nắm được các căn bệnh thường gặp để có hướng trị bệnh hiệu quả . Một số loại sâu bệnh có thể gặp ở khóm(dứa) như:

I. Sâu bệnh

1. Rệp sáp

- Đặc điểm gây hại:

+ Rệp sáp hại Khóm(dứa) có 3 tuổi. Vòng đời dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường, biến động trong khoảng 42 - 63 ngày, mỗi năm rệp có khoảng 5 - 6 lứa.

+ Rệp sáp tấn công trên rễ, chồi, thân, lá, hoa và quả của cây khóm. Rệp chích hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, lá vàng và khô.

+ Các vết châm của rệp làm cho mô của cây bị thâm nâu, hạn chế quá trình vận chuyển chất trong cây.

+ Các cây khóm(dứa) bị rệp sáp gây hại sinh trưởng phát triển yếu, cây còi cọc, lá chuyển màu xanh vàng có ánh đỏ,

+ Quả bị rệp hại có nhiều vết bẩn trên quả, chất lượng suy giảm nhiều.

+ Trong khi chích hút nhựa, chúng thải ra chất đường mật làm hấp dẫn kiến và nấm bồ hóng làm cho cây kém phát triển.

- Biện pháp phòng ngừa:

+ Cần diệt trừ kiến vì kiến tha các con rệp đem giấu ở gốc cây dứa.

+ Làm kỹ các khâu như kỹ thuật canh tác, bón phân, giải quyết tốt điều kiện tưới tiêu nước,...

+ Mật độ trồng hợp lý, luôn giữ cho vườn dứa sạch cỏ dại, thông thoáng.

+ Sau mỗi chu kỳ cây dứa, luân canh với các cây trồng khác từ 1 - 2 năm trước khi trồng dứa trở lại.

+ Thường xuyên thăm nom ruộng dứa để phát hiện cây héo và nhổ bỏ hay xử lý thuốc kịp thời.

+ Chồi giống cây dứa lấy từ các vườn không có rệp áp, xử lý bằng este của acid photphoric ở nồng độ 0,02 - 0,03%. Sau khi xử lý để chồi giống trong bóng râm 12 giờ để thuốc thấm vào lá nếu nhúng gốc chồi, 3 – 5 phút nếu ngâm ngập chồi trước khi đem trồng.

+ Có thể xử lý bằng Basudin 50EC hoặc Ofatox 400E nồng độ 0,1% + 0,4% dầu khoáng (hoặc dầu hỏa) để loại trừ nguồn rệp ban đầu.

+ Vệ sinh vườn khóm(dứa): Khi làm đất, thu dọn hết tàn dư cây dứa cũ và cỏ dại trên đồng ruộng. Tạo vành đai chống kiến xâm nhập từ ngoài vào vườn dứa.

+ Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị hại nặng.

+ Nhúng gốc cây con trước khi trồng vào dung dịch thuốc Oncol 20EC (pha 40ml trong 1 lít nước).

+ Khi rệp sáp hại khóm(dứa) đạt tới mật độ 7 - 10 con/cây cần phải tiến hành biện pháp diệt trừ bằng phun dầu khoáng và thuốc hoá học như Oncol 20EC, Supracide 40ND, Danitol 10EC, Nurelle D 25/2.5EC, Cori 23EC, Mospilan 3EC.

+ Phun thuốc lên cây vào đầu và cuối mùa mưa.

2. Bọ cánh cứng

- Đặc điểm gây hại:

+ Sâu non cắn rễ tạo thành các vết thương làm cho rễ hoạt động kém, không cung cấp đủ nước và chất khoáng cho cây . Đáng chú ý là từ các vết thương do sâu gây ra, một số loài tuyến trùng và một số loài nấm gây bệnh xâm nhập gây hại cho cây. Đặc biệt trong số này có nấm Thielaviopsis paradoxa xâm nhập và gây ra bệnh thối trái, thối gốc chồi làm cho vườn dứa tàn lụi nhanh chóng.

- Biện pháp phòng ngừa

+ Nên xử lý đất trước khi trồng khóm(dứa) thường xuyên, rải thuốc ngừa bọ cánh cứng bằng các loại thuốc dạng hạt như Regent, Basudin 10 H hoặc dùng thuốc nước tưới gốc cây như Pyrinex 20EC, Fenbis 25EC. Oncol 20EC. Tưới thuốc Oncol 20EC hoặc rải thuốc Lorsban 15G vào gốc dứa.

+ Luân canh khóm(dứa) với các loại cây trồng. Thời gian trồng khóm(dứa) trở lại 2 - 3 năm.

+ Cày bừa kỹ, thu dọn sạch tàn dư thực vật, phơi khô.

+ Dùng thuốc để phun trừ sâu trưởng thành. Có thể dùng thuốc Basudin, Sevidol 8G, bón vào chung quanh vùng rễ để diệt sâu non.

3. Nhện đỏ

- Đặc điểm gây hại:

+ Nhện có thể được phát hiện trên đồng ruộng hoặc trên vật liệu cây giống bằng cách nhổ cây lên, bóc những lá già ra khỏi gốc cây thấy các vết lõm màu nâu ở phần mô trắng của gốc lá.

+ Nhện đầu tiên chích hút và gây hại trên phần mô trắng tại gốc của lá, ở đó chúng gây hiện tượng mất nước và tạo thành những đốm màu nâu hoặc nâu đen.

+ Cây Khóm(dứa) bị nhện hại sinh trưởng kém, còi cọc, phiến lá nhỏ hơn, ngắn hơn cây bình thường. Lá cây bị biến màu và có màu vàng trắng xen lẫn với những đốm màu xanh ở phần đầu chóp lá. Cây bị hại nặng toàn bộ lá có màu vàng trắng, cây không phát triển quả hoặc quả rất nhỏ.

- Biện pháp phòng ngừa:

+ Kiểm tra hom giống trước khi trồng, nếu phát hiện thấy có nhện thì cần thiết phải xử lý hom giống hoặc phun thuốc trừ nhện trước khi thu hoạch hom giống.

+ Mức độ gây hại của nhện biến đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khi trồng. Nếu điều kiện khô hạn kéo dài sau trồng, phải tiến hành điều tra phát hiện, thấy có nhện trên đồng ruộng cần phun thuốc để trừ nhện.

4. Tuyến trùng

- Đặc điểm gây hại:

+ Tuyến trùng chích hút làm sưng rễ hoặc làm rễ bị thối đên, cây sinh trưởng chậm, yếu ớt. Lá bị úa đỏ, năng suất và phẩm chất trái đều giảm. Ngoài ra, vết chích hút  ở rễ  còn giúp đường cho các loại nấm, vi khuẩn khác xâm nhập và phá hoại rễ.

+ Khi bị tấn công, rễ khóm(dứa) có ít hoặc không có lông hút, vết thương bị hoại tử xuất hiện ở trên lá.

+ Biểu hiện có nốt sần trên rễ.

- Biện pháp phòng ngừa:

+ Luân canh dứa với các loại cây trồng hàng rộng (sắn, đậu đỗ, mía,...).

+ Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư thực vật, đất được phơi nắng trước khi trồng ít nhất một tháng.

+ Phun thuốc chung quanh các gốc dứa bị tuyến trùng gây hại.

+ Có thể dùng các loại thuốc trừ tuyến trùng như: Nemagon (DBCP) và Dichloro propane (DD) ở giai đoạn 1 ngày trước khi trồng, tiêm 25 lít DBCP/ha ở  độ sâu 20cm và 400 lít DD/ha ở độ sâu 30cm. Khoảng 4 tháng sau khi trồng tiêm 15 lít DBCP/ha ở độ sâu 20cm. Ngoài ra, có thể rải Furadan 30kg/ha.

II. Bệnh hại 

1. Bệnh héo đỏ lá 

- Đặc điểm gây hại

+ Bệnh gây hại cho cả bộ rễ của cây, làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây. Bệnh làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém, còi cọc, có ra trái thì trái cũng nhỏ, khô, ăn không ngon. Nếu bị hại nặng có thể làm cho cả cây bị héo và chết. Ở Kiên Giang và các tỉnh phía Nam, bệnh thường gây hại nhiều trong mùa khô. Đây là một trong những dịch hại nguy hiểm trên cây dứa, chúng gây hại ngày một phổ biến ở những vùng chuyên canh cây dứa trong những năm gần đây, nhất là giống dứa Cayenne.

+ Bệnh héo đỏ lá khóm(dứa) do siêu vi trùng Ananas virus gây ra. Chúng lan truyền từ vụ trước sang vụ sau bằng con đường cây giống đã bị nhiễm bệnh từ cây mẹ ở vụ trước, hoặc thông qua côn trùng môi giới truyền bệnh là rệp sáp (Dysmiccocus brevipes và D.neobrevipes) bằng cách khi rệp chích hút nhựa của cây bị bệnh ở vụ trước chúng đã hút luôn cả virus gây bệnh, đến khi chích hút nhựa của cây khỏe (chưa bị bệnh) mới được trồng ở vụ sau rệp đã truyền virus bệnh cho những cây này. Tương tự như vậy, rệp cũng là tác nhân gây truyền virus từ cây bệnh sang cây khỏe trong cùng một vụ trên cánh đồng, cứ thế tốc độ lây lan của bệnh ngày càng rộng, bệnh phát triển ngày càng nhanh. Khi cây đã bị nhiễm bệnh thì không có thuốc chữa trị. Vì thế, muốn hạn chế tác hại của bệnh chỉ còn cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính.

- Biện pháp phòng ngừa

+ Không lấy giống ở những ruộng đã bị bệnh hoặc những ruộng có nhiều rệp sáp gây hại.

+ Trước khi làm đất cần thu gom hết những tàn dư của cây dứa cũ và những cây ký chủ phụ của rệp sáp trên đồng rộng rồi tiêu hủy để diệt rệp, ngăn chặn sự lây truyền bệnh qua con rệp từ vụ trước sang vụ sau. Sau đó rải mỗi ha khoảng 25 - 30kg Basudin 5H, hoặc 15kg Basudin 10H để diệt rệp và kiến (sống cộng sinh với rệp).

+ Trước khi trồng nên xử lý cây giống bằng cách nhúng gốc cây giống (không để ướt đọt non) vào dung dịch thuốc Supracide-40EC (pha nồng độ 0,1%) với dầu hôi (pha nồng độ 0,4%) và Aliette 80 WP (pha nồng độ 0,25%) trong vòng 3 - 5 phút để tiêu diệt rệp sáp và các nấm gây bệnh cho cây.

+ Với những cây đã bị bệnh nặng nên nhổ bỏ rồi tiêu hủy để tránh lây lan bệnh cho cây khác.

+ Định kỳ khoảng 2 - 3 tháng một lần dùng một số loại thuốc như Supracide 40ND/EC, Ofatox 300EC, Mospilan 3EC, Suprathion 40ND, Selecron 500EC/ND... để diệt trừ rệp sáp, hạn chế sự lây lan của bệnh. Khi xịt chú ý xịt kỹ ở các nách lá, gốc cây vị trí rệp thường tập trung ở đây.

+ Sau mỗi chu kỳ cây dứa nên luân canh với cây trồng khác khoảng 1- 2 năm.

2. Bệnh thối nõn lá dứa

- Đặc điểm gây hại:

+ Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở tim hoa, trong nõn cây, toàn bộ phần gốc lá nõn non mềm bị thối. Lúc đầu, đoạn gốc lá nõn thối có màu trắng đục, sau chuyển thành màu vàng nâu nhạt. Sau 4-6 ngày, phần gốc lá nõn và đỉnh sinh trưởng của cây bị thối hoàn toàn, cầm vào đầu chót lá rút nhẹ lên, toàn bộ nõn cây rời khỏi thân dễ dàng.

+ Bệnh có thể lan nhanh xuống thân, gốc cây, các lá dứa chuyển từ xanh sang xanh vàng rồi vàng đỏ, lá khô xám tóp lại, cây thối và chết. Nếu bệnh phát sinh muộn trên những cây đang ra quả non cuống sẽ bị thối, lan sâu vào thịt quả.

+ Bệnh phát sinh vào cuối tháng 10, kéo dài tới tháng 4 - 5 năm sau và chỉ ngưng phát triển trong tháng 6 - 9, nhất là ở các đồi dốc, vùng trũng đọng nước, đất thiếu mangan làm cây nhiễm bệnh nặng hơn.

- Biện pháp phòng ngừa:

+ Vệ sinh vườn dứa, tiêu huỷ các cây bệnh trong thời kỳ sinh trưởng và sau thu hoạch, làm đất kỹ, san phẳng để tránh ứ đọng nước, chối giống lấy ở cây và khu vực không bị bệnh. Xử lý chối giống trước khi trồng bằng cách ngâm trong dung dịch Bayleton.

+ Chăm sóc tốt, diệt cỏ dại, bón đầy đủ phân NPK và phun bổ sung vi lượng Bo để nâng cao sức chống chịu bệnh, cho năng suất cao và luân canh dứa với các cây trồng như lạc, đậu đỗ...
+ Do tỉ lệ cây nhiễm bệnh nặng chết cao là giống dứa thuộc dòng Queen, nên sử dụng các giống dứa Cayenne ít nhiễm bệnh hơn.

 

 

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

CÁC GIỐNG THANH LONG VÀ CÁCH CHỌN GIỐNG HIỆU QUẢ

Lựa chọn giống cây thanh long phù hợp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng quả còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Giống tốt giúp cây phát triển khỏe mạnh, kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho nhà nông. Cùng Gold Tomato tìm hiểu cách chọn giống cây thanh long phù hợp và đâu là giống có giá trị kinh tế cao nhất nhé!!

KỸ THUẬT CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG THANH LONG

Đất trồng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và năng suất của cây thanh long. Không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, đất còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cây và chất lượng sản phẩm thu hoạch vì thế chuẩn bị đất đúng kỹ thuật trước khi trồng cây là vô cùng quan trọng. Bài viết này tổng hợp các kiến thức nhằm giúp Nhà nông tham khảo và xây dựng kế hoạch chuẩn bị đất trồng hiệu quả.

XÔ VỌT ĐỌT: GIẢI PHÁP PHÂN BÓN NPK DẠNG GEL TỐI ƯU CHO CÂY TRỒNG

Trong nông nghiệp, bổ sung dinh dưỡng N, P, K (Nitơ, Photpho, Kali) là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và năng suất cây trồng. Tuy nhiên, đất thường thiếu hụt N, P, K do khai thác liên tục và điều kiện thời tiết. Cùng Gold Tomato tìm hiểu về Xô Vọt Đọt, phân bón NPK dạng gel, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn 90%.

9 LOẠI CÂY TRỒNG GIÚP CẢI TẠO ĐẤT HIỆU QUẢ TRONG NÔNG NGHIỆP

Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao. Đồng thời, không chứa các chất có hại cho cây. Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời nhiều yếu tố đối với hệ sinh thái nơi trồng. Trong đó, có thể dùng biện pháp trồng cây cải tạo đất nhằm bảo vệ và cải tạo đất. Cùng Gold Tomato tìm hiểu rõ hơn về những loại cây trồng giúp tăng...

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHI ĐẤT BỊ THOÁI HÓA

Đất trồng đang dần bị thoái hóa, điều đó cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa. Trước thực trạng rừng đang bị phá hủy, môi trường đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các hoạt động canh tác lạc hậu cũng như việc sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Trước tình hình đó chúng ta cần đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện lại đất đã bị thoái hóa. 1. Thực trạng Ngày nay đất trồng đang dần bị thay đổi về đặc tính và...

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MÃNG CẦU XIÊM

Sâu bệnh hại Mãng Cầu Xiêm Thái là một trong những nỗi lo thường trực của Bà con trồng cây. Để có được Vườn Mãng Cầu Xiêm khỏe mạnh, năng suất cao, trái đẹp Bà con cần chú ý biện pháp quản lý tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các biện pháp an toàn. Bà con nên thường xuyên thăm vườn, xác định đúng đối tượng sâu bệnh để có biện pháp phòng trị cho phù hợp. I. Sâu hại 1. Rầy Mềm, Rệp Sáp Những loại côn trùng này sẽ chích hút đọt non, hoa, trái làm cây giảm sức sinh...

PHÂN BÓN RA HOA ĐẬU QUẢ TỐT NHẤT CHO NHÀ NÔNG

Tìm kiếm loại phân bón ra hoa đậu quả tốt nhất dành cho người dân hiện nay là một trong những yếu tố bắt buộc giúp bạn có thể phát triển nông nghiệp và đưa nông nghiệp Việt Nam sang một tầm cao mới. Mặc dù trên thị trường có khá nhiều loại phân bón và nghiên cứu để có thể gia tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào người dân nào cũng có thể đạt được các mùa màng bội thu. Do đó, bạn hãy cùng chúng tôi - Công ty Gold Tomato tìm kiếm...

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển, chống chịu lại sâu bệnh tốt cần cung cấp rất nhiều hợp chất dinh dưỡng, đây là những thành phần có trong phân bón. Trong nhiều năm trở lại đây người nông dân đã có hiểu biết nhiều hơn về việc sử dụng phân bón, tuy nhiên vẫn có nhiều nơi chưa hiểu được về tầm quan trọng của chúng. Bài viết dưới đây Gold Tomato sẽ chia sẻ cho bạn đọc về tầm quan trọng của phân bón đối với cây trồng, hãy cùng tham khảo nhé! 1. Phân bón là gì? Phân bón...
Gọi ngay Đặt hàng 0836079938
Lên đầu trang
phanbontomato.com phanbontomato.com
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng