MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY ỚT

Để có mùa vụ bội thu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân cần chuẩn bị đầy đủ cho mình kiến thức về cây trồng, đặc biệt là về các loại sâu, bệnh thường gặp trên cây. Dưới đây, công ty Gold Tomato chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về sâu, bệnh gây hại thường gặp trên cây ớt.

I. Sâu Hại

1. Bọ Trĩ

- Đặc tính: màu vàng nhạt và rất nhỏ kể cả khi trưởng thành. Di chuyển rất nhanh và đẻ trứng trên lá non. Chích hút nhựa lá non và nụ hoa. Từ đó hoa lá bị xoăn lại làm cây sinh trưởng kém.

- Thời gian xuất hiện: trong suốt mùa vụ trồng. Trong điều kiện thời tiết khô nóng, bọ trĩ phát triển mạnh.

- Phòng & trị bệnh: Thăm đồng thường xuyên.

- Nếu xuất hiện mật độ cao 100 cây/1000m2 thì tiến hành phun thuốc đặc trị bọ trĩ hại ớt.

2. Sâu Khoang

- Đặc tính: Bướm đẻ trứng trên lá, cành và gân lá từng ổ

- Vòng đời: 25 – 48 ngày

+ Trứng: 3 – 7 ngày

+ Sâu non: 12 – 27 ngày

+ Nhộng: 8 – 10 ngày

+ Trưởng thành: 2 – 4 ngày

- Thường gây hại vào ban đêm. Ban ngày ẩn dưới đám lá, bụi cỏ hoặc trong đất. Sâu làm nhộng trong đất.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Dọn vườn sạch sẽ. Gom tàng dư và trứng sâu đi tiêu hủy.

+ Thường xuyên thăm vườn để phòng trừ kịp thời và hiệu quả.

+ Khi xuất hiện với mật độ cao nên phun thuốc nhanh chóng để tránh bị thiệt hại nặng.

3. Nhện đỏ

- Đặc điểm hình thái:

+ Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói, trên mình và chân có nhiều lông cứng.

+ Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng, sau đó chuyển hoàn toàn sang màu hồng.

+ Nhện mới nở có màu xanh lợt

- Tập quán sinh sống và gây hại

+ Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.

+ Nhện gây hại bằng cách chích hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ phồng rộp. Khi mật độ cao làm cho lá khô cháy.

+ Hoa và trái cũng bị nhện gây hại. Nhện đỏ hút chất dinh dưỡng trong trái làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa có thể bị thui, rụng.

+ Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.

+ Nhện đỏ lan truyền nhờ gió và nhờ những sợi tơ, mạng nhện mà chúng tạo ra.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô, khi mật độ nhện cao dùng phương pháp tưới phun với áp lực mạnh để rửa trôi nhện hạn chế mật độ nhện trên đồng ruộng.

+ Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng

+ Tưới phun mưa với áp lực mạnh khi mật độ nhện cao

+ Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng trừ nhện trên ớt. Có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chấtAbamectin, Propargite , Pyridaben.

II. Bệnh Hại

1. Bệnh thán thư 

- Triệu chứng bệnh

+ Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ quả. Vết bệnh, thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn, kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt

+ Bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất và giá trị kinh tế, xuất khẩu. Đặc biệt bệnh thán thư hại ớt cả trong thời kỳ bảo quản sau thu hoạch làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt giống.

- Tác nhân gây bệnh

Về điều kiện sinh thái của nấm gây bệnh, chúng đều sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ 28 – 30⁰C và ẩm độ cao. Đặc biệt bào tử nấm thán thư có sức sống cao, có khả năng chịu đựng khô hạn, dễ dàng phát tán nhờ gió và côn trùng. Tàn dư cây ớt bị nhiễm bệnh và hạt giống cũng là những con đường truyền lan bệnh chủ yếu trong tự nhiên.

- Biện pháp phòng trị

+ Xử lý hạt giống bằng KMnO4 (0,1%) trong 1 giờ hoặc xử lý nước nóng 52oC trong 2 giờ.

+ Gieo trồng ớt ở mật độ thích hợp.

+ Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem thu huỷ.

+ Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm.

+ Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.

+ Tránh trồng ớt trong mùa mưa. Nếu ớt gặp mùa mưa, xem cách chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong mùa mưa.

+ Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC, ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại.

+ Bón cân đối NPK, đặc biệt để bổ sung đầy đủ nguyên tố vi lượng cho cây ớt

+ Để phòng trừ nấm gây bệnh thán thư ớt, cần sử dụng kịp thời một số thuốc trừ bệnh chủ yếu sau: Thuốc Antracol 70WP (liều lượng 2kg/ha) phun trực tiếp lên lá, cây hoặc quả khi bệnh mới xuất hiện. Thuốc Antracol 70WP ngoài tác dụng phòng trừ trực tiếp nấm gây bệnh thán thư còn có tác dụng bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết cho cây ớt, làm tăng sức đề kháng, xanh và cứng cây, chống rụng hoa và quả, đồng thời làm quả ớt có màu sáng đẹp. Nhờ có vi lượng kẽm, thuốc Antracol 70WP còn phòng trừ rất tốt bệnh vàng lá.

+ Có thể phun luân phiên thuốc Antracol 70WP (1.5 – 2 kg/ha) với thuốc Nativo 750WG (liều lượng 0,12kg/ha), nhờ tác động kép giữa 2 hợp chất trừ bệnh của thuốc Nativo 750WG giúp cây ớt phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại cây và quả ớt kéo dài.

+ Ngoài 2 loại thuốc trên, người sản xuất cũng có thể dùng luân phiên với thuốc Melody DUO 66,75WP với liều lượng theo khuyến cáo (1kg/ha).

2. Bệnh đốm trắng lá

- Triệu chứng bệnh

+ Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già.

+ Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái.

- Biện pháp phòng trị: Khi thấy bệnh nặng phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 WP, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,4%

3. Bệnh héo tươi

- Triệu chứng bệnh

+ Bệnh gây hại nặng ở vùng trồng ớt trong suốt mùa mưa trong vùng khí hậu nhiệt đới.

+ Bệnh xảy ra rải rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng. Chẻ thân ở phần gốc và rễ ta thấy các mạnh nhựa biến thành màu xám đất đến nâu nếu nhúng phần bị cắt vào nước ta sẽ thấy dòng vi khuẩn tuôn ra có màu trắng sữa.

- Biện pháp phòng trị

+ Lên líp cao thoát nước tốt, bón vôi.

+ Luân canh không trồng họ cà ớt trên ruộng bị nhiễm nặng 2 - 3 năm.

+ Tưới nước Copper zinc 85WP, Starner 20WP... 0,5 - 1% vào gốc cây mới bị bệnh.

+ Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng để tránh lây lan.

4. Bệnh Thối Đọt Non

    Triệu chứng bệnh:

      + Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc gặp khi thời tiết ẩm có nhiệt độ khá cao.

      + Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây.

      + Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm ra. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi phần bị thối ta thường thấy có tơ nấm màu trắng và tận cùng có phình tròn màu đen.

      - Biện pháp phòng trị

      + Không trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.

      + Tránh trồng ớt vào mùa mưa.

      + Liếp phải cao và thoát nước tốt.

      + Không tưới nước quá đẩm vào chiều mát khi có bệnh xuất hiện.

      + Phun thuốc Score 250 EC, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại nặng

      5. Bệnh Khảm

      - Triệu chứng bệnh

      + Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.

      + Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.

      - Biện pháp phòng trị

      + Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.

      + Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu được bệnh.

      + Phun thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút bằng thuốc ACTARA 25WG, VERTIMEC 1.8 ND.

      6. Bệnh Mốc Xám

      - Triệu chứng bệnh

      + Bệnh thường gây hại trên trái, nhất là trái non của ớt, dưa leo và mướp.

      + Trái thường bị thối từ chớp trái thối lên, trên vùng thối, bào tử nấm tạo thành lớp mốc xám. Trái bị thối khô tóp lại.

      - Tác nhân gây bệnh: Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.

      - Biện pháp phòng trị

      + Loại bỏ các trái bệnh để tránh lây lan.

      + Phun ngừa bằng TOPAN 70 WP (0,05 - 0,1%).

      Viết bình luận

      Bình luận

      Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

      Bài viết liên quan:

      9 LOẠI CÂY TRỒNG GIÚP CẢI TẠO ĐẤT HIỆU QUẢ TRONG NÔNG NGHIỆP

      Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao. Đồng thời, không chứa các chất có hại cho cây. Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời nhiều yếu tố đối với hệ sinh thái nơi trồng. Trong đó, có thể dùng biện pháp trồng cây cải tạo đất nhằm bảo vệ và cải tạo đất. Cùng Gold Tomato tìm hiểu rõ hơn về những loại cây trồng giúp tăng...

      THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHI ĐẤT BỊ THOÁI HÓA

      Đất trồng đang dần bị thoái hóa, điều đó cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa. Trước thực trạng rừng đang bị phá hủy, môi trường đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các hoạt động canh tác lạc hậu cũng như việc sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Trước tình hình đó chúng ta cần đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện lại đất đã bị thoái hóa. 1. Thực trạng Ngày nay đất trồng đang dần bị thay đổi về đặc tính và...

      MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MÃNG CẦU XIÊM

      Sâu bệnh hại Mãng Cầu Xiêm Thái là một trong những nỗi lo thường trực của Bà con trồng cây. Để có được Vườn Mãng Cầu Xiêm khỏe mạnh, năng suất cao, trái đẹp Bà con cần chú ý biện pháp quản lý tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các biện pháp an toàn. Bà con nên thường xuyên thăm vườn, xác định đúng đối tượng sâu bệnh để có biện pháp phòng trị cho phù hợp. I. Sâu hại 1. Rầy Mềm, Rệp Sáp Những loại côn trùng này sẽ chích hút đọt non, hoa, trái làm cây giảm sức sinh...

      PHÂN BÓN RA HOA ĐẬU QUẢ TỐT NHẤT CHO NHÀ NÔNG

      Tìm kiếm loại phân bón ra hoa đậu quả tốt nhất dành cho người dân hiện nay là một trong những yếu tố bắt buộc giúp bạn có thể phát triển nông nghiệp và đưa nông nghiệp Việt Nam sang một tầm cao mới. Mặc dù trên thị trường có khá nhiều loại phân bón và nghiên cứu để có thể gia tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào người dân nào cũng có thể đạt được các mùa màng bội thu. Do đó, bạn hãy cùng chúng tôi - Công ty Gold Tomato tìm kiếm...

      TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG

      Để cây trồng sinh trưởng và phát triển, chống chịu lại sâu bệnh tốt cần cung cấp rất nhiều hợp chất dinh dưỡng, đây là những thành phần có trong phân bón. Trong nhiều năm trở lại đây người nông dân đã có hiểu biết nhiều hơn về việc sử dụng phân bón, tuy nhiên vẫn có nhiều nơi chưa hiểu được về tầm quan trọng của chúng. Bài viết dưới đây Gold Tomato sẽ chia sẻ cho bạn đọc về tầm quan trọng của phân bón đối với cây trồng, hãy cùng tham khảo nhé! 1. Phân bón là gì? Phân bón...

      PHÂN BÓN RONG BIỂN UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

      Phân bón rong biển là loại phân bón hữu cơ nhập khẩu đang được bà con sử dụng rất nhiều hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu của bà con, rất nhiều những cửa hàng và cơ sở cung cấp phân bón rong biển xuất hiện trên thị trường. Điều này mang đến cho họ nhiều sự lựa chọn và đỡ mất thời gian tìm kiếm nơi mua sản phẩm. Tuy nhiên, đôi khi nó lại khiến họ phân vân không biết đâu sẽ là địa chỉ bán phân bón uy tín nhất. Hôm nay, Gold Tomato xin giới thiệu đến...

      NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI BÓN PHÂN

      Từ xa xưa, chúng ta đã biết phải hiểu về tầm quan trọng của việc bón phân. Bón phân cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng dồi dào đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây. Mỗi loại phân bón khác nhau sẽ cung cấp cho cây trồng những chất dinh dưỡng khác nhau vào các thời điểm nhất định. Do đó việc cung cấp các chất dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển cho cây giữ vai trò quan trọng quyết định năng suất cây trồng cũng như sự thành công của một vụ. Hãy cùng...

      5 NGUYÊN TẮC VÀNG KHI BÓN PHÂN CHO CÂY

      Chắc hẳn bạn đã nghe câu "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", câu này đơn giản có nghĩa là để có được mùa màng bội thu, bà con cần lưu ý đến các yếu tố lần lượt là: Lượng nước tưới tiêu, phân bón, sự chăm sóc của người trồng và giống cây trồng. Có thể thấy phân bón đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của cây trồng. Tuy nhiên, bạn đã bón phân đúng cách chưa? Hãy cùng Gold Tomato tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật...
      Lên đầu trang
      phanbontomato.com phanbontomato.com
      Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng