MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

I. Sâu hại.

1. Sâu đục trái

Sâu đục trái sầu riêng

- Gây hại khá phổ biến trên các vùng trồng sầu riêng ở nước ta. Ngoài gây hại trên sầu riêng, còn gây hại trên một số cây khác như nhãn, ổi, mãng cầu, chôm chôm… nên việc phòng trừ khó khăn.

- Trứng được đẻ trên trái non, nở ra sâu non đục vỏ trái vào bên trong trái và tiếp tục đục cho đến thịt trái. Hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc chui ra bên ngoài trái nhả tơ kết kén hóa nhộng trên mặt vỏ trái giữa các gai trái. Giai đoạn này kéo dài khoảng 7-8 ngày

- Trái mọc thành chùm thường bị gây hại ở phần tiếp giáp. Trái non bị hại dễ bị biến dạng và rụng sớm. Vết đục còn tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập gây thối trái. Do sâu có thể gây hại sớm nên phải bao trái sớm mới có hiệu quả

- Nhận diện sâu hại qua vết vết đục trên trái, quan sát phân sâu thải ra bên ngoài vết đục

❖  Cách phòng trừ:

- Trong tự nhiên có các thiên địch của sâu đục trái cần được bảo vệ và phát huy như bọ xít ăn mồi, nhện ăn thịt và kiến vàng….

- Tỉa trái để loại bỏ trái sâu và tiêu huỷ. Tỉa trái còn giúp hạn chế các trái mọc thành chùm dễ bị sâu tấn công.

- Phun trái định kỳ 15 ngày một lần, thuốc trừ sâu cộng với thuốc trừ nấm. Luôn phiên thay đổi gốc thuốc trừ sâu cũng như thuốc nấm

- Phun các loại thuốc trừ sâu như Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan…

2. Rầy phấn

Rầy phấn hút lá non sầu riêng 

- Đây là côn trùng gây hại rất quan trọng và phổ biến trên sầu riêng. Ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, rầy gây hại bằng cách chích hút lá non và đọt non, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá dần dần khô và rụng.

- Đọt non có thể bị khô và chết, trơ cành mà có thể nhầm với triệu chứng do bệnh. Vết chích do rầy gây ra có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.

- Con trưởng thành dài khoảng 2,5-3,0 mm, cánh trong suốt, toàn thân màu vàng nhạt. Trứng được đẻ thành từng đám trên lá non trong mô lá. Khi mới đẻ trứng có màu vàng, dần chuyển sang màu nâu. Ấu trùng bên ngoài phủ lớp sáp mỏng và các tua sáp kéo dài ở cuối thân. Trưởng thành và ấu trùng tuổi lớn thường di chuyển nhanh khi thấy động.

- Rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô. Lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác. Mật độ trong mùa mưa giảm nhanh, tuy nhiên sẽ tăng mật số nhanh khi mùa khô đến.

- Cây bị hại nặng có lá thưa thớt, quăn queo, lá non rụng nhiều và khô ngọn. Cây không phát triển được tán dẫn đến ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém. Rầy tiết nhiều chất mật được tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm đen lá, trái.

❖  Cách phòng trừ:

- Ngoài tự nhiên có nhiều loài thiên địch của rầy phấn như nhện, bọ rùa Coccinella, Chrysopa sp., và ong ký sinh, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch phát triển để khống chế rầy.

- Tưới đủ nước và bón phân thích hợp cho cây khỏe mạnh. Tăng cường bón phân hữu cơ. Ở miền Đông Nam bộ nên duy trì một lớp cỏ giữ ẩm trong mùa khô.

- Phun nước mạnh trên tán lá để hạn chế sự hoạt động của rầy.

- Phun thuốc khi thấy mật số rầy cao, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu kết hợp với thuốc nấm để phòng trừ, thường mỗi cơi đọt nên phun 2 lần cách nhau 15 ngày.

- Phun thuốc hóa học như SecSaigon, Fenbis, Sumicidin, karate…

3. Rệp sáp 

Rệp sáp hại sầu riêng

- Rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng có nhiều loài, Planococcus sp. thường thấy gây hại trên lá và Pseudococcus sp. thường thấy hại trên trái. Rệp sáp gây hại trên trái phổ biến hon trên cành lá.

- Rệp bám trên bề mặt và chích hút chất dinh dưỡng làm cho bộ phận bị hại phát triển kém. Gây hại nghiêm trọng làm cho trái dễ bị sượng. Rệp sáp bài tiết chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Trái có rệp sáp và bồ hóng đều không hấp dẫn, khó tiêu thụ và giá bán giảm.

- Rệp sáp phát triển mạnh trong mùa khô. Mùa khô cũng là mùa ra hoa kết trái sầu riêng nên trái dễ bị tấn công hơn.

❖  Cách phòng trừ:

- Bao trái là biện pháp giúp hạn chế một số dịch hại trong đó có rệp sáp.

- Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô bằng lớp phủ xanh trên mặt đất (cỏ phủ đất), bón nhiều phân hữu cơ, tủ đất bằng chất hữu cơ và tưới đủ nước cũng góp phần làm giảm rệp sáp trong mùa khô.

- Tưới phun trên tán tạo ẩm cũng hạn chế được rệp sáp.

 - Nhiều thiên địch có sẳn trong thiên nhiên có thể hạn chế rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh cần duy trì và phát huy vai trò của chúng.

- Chỉ phun thuốc trong trường hợp cần thiết. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng với thiên địch

- Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ. Tỉa bỏ trái mọc từng chùm hoặc mọc gần nhau tạo chổ ẩn trú của rệp sáp.

- Phun thuốc hóa học như Fenbis, Pyrinex, Viphensa, Visher, Supracid, Confidor….

4. Nhện đỏ 

Nhện đỏ

- Nhện đẻ từng trứng rải rác trên mặt lá, trứng nhện hình tròn màu đỏ. Nhện đỏ phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng đỗ ẩm thấp, như mùa nắng năm 2015, khả năng sinh sản khá cao, vòng đời rất ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá, tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố.

- Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái của cây.

❖ Cách phòng trừ:

- Trong tự nhiên nhện hại bị nhiều loại thiên địch tấn công, như nhện nhỏ ăn mồi…..Cần tạo điều kiện cho thiên địch phát triển cũng hạn chế được tác hại của nhện.

- Phun nước lên tán lá trong mùa nắng giúp rửa trôi bớt nhện và tạo độ ẩm cho thiên địch phát triển sẽ làm giảm mật độ nhện đỏ.

- Khi mật độ nhện cao ta mới phải dùng đến hóa học. Dùng thuốc có hoạt chất Abamectin, phun ướt đều tán mặt trên và mặt dưới lá. 5 ngày sau phun nhắc lại, nếu nặng cứ 20 ngày phun nhắc lại, 2 lần cách nhau 5 ngày như trên, nhưng lần 2 thay thuốc bằng thuốc có hoạt chất khác

- Phun các loại thuốc hóa học như Comite, Ortus, Vimite, Mitac, Danitol…

5. Sâu đục thân

Sâu đục thân sầu riêng

Sâu đục thân gây hại quanh năm, thường tấn công vào thân, ăn tiện vòng quanh vỏ cây, làm chết phần thân trên, tạo vết thương hở để nấm bệnh xâm nhập

❖ Cách phòng trừ: Thường xuyên đi từng gốc để kiểm tra ( 15 ngày / lần ). Khi phát hiện thấy sâu, dùng thuốc trừ sâu nguyên chất bơm vào lỗ sâu hại, hoặc dùng dao bén để moi bắt sâu ra. ngoài ra khi phun thuốc sâu trên lá cũng lưu ý phun vào thân cây để diết bớt ấu trùng .

6. Sâu ăn bông

Sâu ăn bông sầu riêng

- Bướm đẻ trứng trên chùm bông nở ra sâu non tấn công trên chùm bông. Sâu non ăn phá các phần non của bông làm hư hại hay rụng sớm. Do mật số sâu cao (mỗi bướm cái có thể đẻ từ 50-60 trứng) nên việc phá hại dễ gây thiệt hại đến năng suất mặc dù hoa rất nhiều.

- Bướm có màu vành nhạt dài 28-32 mm, sâu non có nhiều lông (dạng sâu róm), hoạt động mạnh. Ở Thái lan, sâu ăn bông được xếp là loại gây hại quan trọng.

❖ Cách phòng trừ:

- Theo dõi định kỳ 2-3 ngày/lần giai đoạn trổ hoa. Phát hiện bướm, tìm diệt ổ trứng và sâu non. Khi sâu mới nở mẫn cảm cao với thuốc nên rất dễ phòng trừ

- Thường sâu gây hại trên diện rộng nên cần quan sát tất cả các chùm hoa trên các cây

- Phát huy vai trò của kiến vàng ngăn chặn và hạn chế sâu.

- Phun trái định kỳ 15 ngày một lần, thuốc trừ sâu cộng với thuốc trừ nấm. Luôn phiên thay đổi gốc thuốc trừ sâu cũng như thuốc nấm.

7. Bọ Trĩ:

Bọ trĩ trên cây sầu riêng

- Bọ trĩ gây hại khá phổ biến trên một số vườn sầu riêng ở miền Đông Nam bộ trong mùa khô. Ở ĐBSCL bọ trĩ ít phổ biến hơn có thể do ẩm độ trong vườn cao hơn trong mùa khô so với miền Đông Nam bộ.

- Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, nhưng có thể quan sát dễ dàng dưới kính lúp. Bọ trĩ tấn công lá non cho đến khi lá gần trưởng thành. Chích hút chất dinh dưỡng trong lá làm cho phát triển kém.

- Lá bị tấn công có màu sáng bạc, ít thấy màu xanh. Kích thước lá có thể giảm, lá có thể bị biến dạng trong trường hợp nghiêm trọng. Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm đen lá, trái. Mặc dù không gây chết cây nhưng cây sinh trưởng phát triển kém làm cho ra hoa đậu quả kém, trái nhỏ, chất lượng giảm.

❖ Cách phòng trừ:

- Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô bằng lớp phủ xanh trên mặt đất (cỏ phủ đất), bón nhiều phân hữu cơ và tủ đất bằng chất hữu cơ trong mùa khô, tưới đủ nước cho cây cũng là biện pháp giảm được rệp sáp trong mùa khô ở miền Đông Nam bộ.

- Dùng vòi nước mạnh tưới lên cây hoặc áp dụng kỹ thuật tưới phun trên tán trong mùa khô kết hợp tưới nước cũng giúp hạn chế dịch hại.

- Chỉ phun thuốc trong trường hợp cần thiết. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng với thiên địch

- Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ. Tỉa cành tạo tán thông thoáng hạn chế chổ trú ẩn của bọ trĩ.

II. Bệnh hại.

1. Bệnh thán thư:

Bệnh thán thư

- Bệnh thường gây hại trên cây bắt đầu đầu mùa khô, lúc trời mát, nhiều sương mù trong buổi sáng. Bệnh gây hại nặng trên những vườn chăm sóc kém, thiếu phân và tưới nước không đầy đủ.

- Bệnh cũng phổ biến trên sầu riêng trồng trên đất xấu, ít chất hữu cơ, gió mạnh và không được che mát giữ ẩm thích hợp.

- Bệnh thường gây hại trên lá, vết bệnh có thể thấy khi lá trưởng thành trở đi. Vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, chót lá lan vào bên trong. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc.

-  Vết bệnh lan rộng thành những sọc song song có màu nâu đậm trên nền mô chết có màu nâu xám. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành. Bệnh làm cho cây suy yếu dần. Triệu chứng bệnh thán thư thường đi kèm với triệu chứng thiếu dinh dưỡng nhất là thiếu Kali.

❖ Cách phòng trừ:

- Chăm sóc cho cây khoẻ mạnh, bón phân tưới nước đầy đủ. Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục. Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cỏ phủ đất. Phủ gốc với phân hữu cơ, rơm rạ, cỏ khô trong mùa khô. Che mát cho cây con. Tỉa bỏ lá bị bệnh nặng và tiêu hủy. Vệ sinh vườn cây.

- Chú ý phòng trừ một số loại côn trùng gây hại trên lá như câu cấu, bọ cánh cứng hoặc một số côn trùng chích hút vì chúng có thể gây ra những vết thương và mở đường cho nấm bệnh tấn công.

- Phun thuốc phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc như Benomyl, Appencarb, Carbendazim, Mancozeb, Antracol hoặc thuốc gốc đồng.

- Phun thuốc hóa học như Carbenzim, Thio- M. Dithan- M, Viben- C, Antracol, Dipomate, Funguran, Score…

2. Bệnh cháy lá 

Bệnh cháy lá

- Bệnh thường gây hại cây sầu riêng con trong vườm ươm và cây mới trồng những năm đầu. Bệnh cũng gây hại trên cây trưởng thành nơi có bộ tán lá rậm rạp hay mọc gần mặt đất ẩm. Bệnh thuờng xuất hiện một nơi sau đó lan rộng dần ra xung quanh.

- Vết bệnh thường có màu xanh xám hay xám nâu. Lá non bị nhiễm bệnh giống như bị luộc trong nước sôi, màu xanh nhợt nhạt sũng nước. Các lá được kết dính với nhau do sự mọc lan của các sợi nấm.

- Do đó khi khô chúng dính với nhau nhưng không rụng. Hiện tượng này nông dân gọi là “tổ kiến”. Bệnh có thể tấn công lên các thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó sẽ chuyển màu trắng xám.

- Nấm gây bệnh thường phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, thiếu ánh nắng. Sự lây lan có thể trực tiếp do sợi nấm mọc lan hoặc do hạch nấm di chuyển nhờ dòng nước. Ngoài cây sầu riêng nấm này cũng còn tấn công các loại cây non khác. Mầm bệnh này thường phổ biến trong rơm rạ, cây cỏ…do vậy sử dụng các rơm rạ, cây cỏ khô phủ đất cần lưu ý sự lây lan nguồn bệnh

❖ Cách phòng trừ: Ngăn chặn nguồn bệnh lây lan từ bên ngoài vào trong vườn (từ rơm rạ, cỏ khô, nguồn nước chảy..) Mật độ trồng nên vừa phải để tạo độ thông thoáng và hạn chế lây lan. Nên kiểm soát bệnh bằng chế đọ phun thuốc hoá học với các loại thuốc trừ nấm như: EFIGO, Anvil, Moncerene, Bonanza, Vô địch 57,6 DP, DupontTM Kocide 53,8 WG, Funguran – OH 50 WP, Bản đồ – jaho 77 WP, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC.

3. Bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng

- Bệnh thường xuất hiện trên các cành nhỏ mọc ngang ở nơi phân cành. Thời tiết mưa ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển và lây lan.

- Đầu tiên những sợi nấm màu trắng phát triển bên trên vỏ cây. Sau đó hình thành lớp nấm dạng phấn hồng bao phủ bên ngoài vỏ cây. Bên dưới lớp phấn phủ mô vỏ cây bị thâm và thối làm cho phần trên vết bệnh không được cung cấp nước và chất dinh dưỡng, sau đó lá vàng khô dần và chết.

- Vỏ cây có thể bị nứt ở vị trí vết bệnh. Bệnh thường làm chết cành nếu không phòng trừ kịp thời. Ở miền Đông Nam bộ bệnh phổ biến và nguy hại hơn so với miền Tây Nam bộ.

- Nấm bệnh lây lan qua bào tử bay trong không khí do gió mưa, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành vết bệnh ở nơi mới.

❖ Cách phòng trừ:

- Cắt tỉa cành tạo cho cây được thông thoáng, cắt bỏ những cành bệnh, Phun Đồng EDTA, Rovral 50WP nồng độ 0,1-0,2% hoặc Copper-B, Benomyl nồng độ 0,1-0,2 %.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

9 LOẠI CÂY TRỒNG GIÚP CẢI TẠO ĐẤT HIỆU QUẢ TRONG NÔNG NGHIỆP

Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao. Đồng thời, không chứa các chất có hại cho cây. Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời nhiều yếu tố đối với hệ sinh thái nơi trồng. Trong đó, có thể dùng biện pháp trồng cây cải tạo đất nhằm bảo vệ và cải tạo đất. Cùng Gold Tomato tìm hiểu rõ hơn về những loại cây trồng giúp tăng...

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHI ĐẤT BỊ THOÁI HÓA

Đất trồng đang dần bị thoái hóa, điều đó cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa. Trước thực trạng rừng đang bị phá hủy, môi trường đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các hoạt động canh tác lạc hậu cũng như việc sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Trước tình hình đó chúng ta cần đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện lại đất đã bị thoái hóa. 1. Thực trạng Ngày nay đất trồng đang dần bị thay đổi về đặc tính và...

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY MÃNG CẦU XIÊM

Sâu bệnh hại Mãng Cầu Xiêm Thái là một trong những nỗi lo thường trực của Bà con trồng cây. Để có được Vườn Mãng Cầu Xiêm khỏe mạnh, năng suất cao, trái đẹp Bà con cần chú ý biện pháp quản lý tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các biện pháp an toàn. Bà con nên thường xuyên thăm vườn, xác định đúng đối tượng sâu bệnh để có biện pháp phòng trị cho phù hợp. I. Sâu hại 1. Rầy Mềm, Rệp Sáp Những loại côn trùng này sẽ chích hút đọt non, hoa, trái làm cây giảm sức sinh...

PHÂN BÓN RA HOA ĐẬU QUẢ TỐT NHẤT CHO NHÀ NÔNG

Tìm kiếm loại phân bón ra hoa đậu quả tốt nhất dành cho người dân hiện nay là một trong những yếu tố bắt buộc giúp bạn có thể phát triển nông nghiệp và đưa nông nghiệp Việt Nam sang một tầm cao mới. Mặc dù trên thị trường có khá nhiều loại phân bón và nghiên cứu để có thể gia tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào người dân nào cũng có thể đạt được các mùa màng bội thu. Do đó, bạn hãy cùng chúng tôi - Công ty Gold Tomato tìm kiếm...

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển, chống chịu lại sâu bệnh tốt cần cung cấp rất nhiều hợp chất dinh dưỡng, đây là những thành phần có trong phân bón. Trong nhiều năm trở lại đây người nông dân đã có hiểu biết nhiều hơn về việc sử dụng phân bón, tuy nhiên vẫn có nhiều nơi chưa hiểu được về tầm quan trọng của chúng. Bài viết dưới đây Gold Tomato sẽ chia sẻ cho bạn đọc về tầm quan trọng của phân bón đối với cây trồng, hãy cùng tham khảo nhé! 1. Phân bón là gì? Phân bón...

PHÂN BÓN RONG BIỂN UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Phân bón rong biển là loại phân bón hữu cơ nhập khẩu đang được bà con sử dụng rất nhiều hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu của bà con, rất nhiều những cửa hàng và cơ sở cung cấp phân bón rong biển xuất hiện trên thị trường. Điều này mang đến cho họ nhiều sự lựa chọn và đỡ mất thời gian tìm kiếm nơi mua sản phẩm. Tuy nhiên, đôi khi nó lại khiến họ phân vân không biết đâu sẽ là địa chỉ bán phân bón uy tín nhất. Hôm nay, Gold Tomato xin giới thiệu đến...

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI BÓN PHÂN

Từ xa xưa, chúng ta đã biết phải hiểu về tầm quan trọng của việc bón phân. Bón phân cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng dồi dào đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây. Mỗi loại phân bón khác nhau sẽ cung cấp cho cây trồng những chất dinh dưỡng khác nhau vào các thời điểm nhất định. Do đó việc cung cấp các chất dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển cho cây giữ vai trò quan trọng quyết định năng suất cây trồng cũng như sự thành công của một vụ. Hãy cùng...

5 NGUYÊN TẮC VÀNG KHI BÓN PHÂN CHO CÂY

Chắc hẳn bạn đã nghe câu "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", câu này đơn giản có nghĩa là để có được mùa màng bội thu, bà con cần lưu ý đến các yếu tố lần lượt là: Lượng nước tưới tiêu, phân bón, sự chăm sóc của người trồng và giống cây trồng. Có thể thấy phân bón đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của cây trồng. Tuy nhiên, bạn đã bón phân đúng cách chưa? Hãy cùng Gold Tomato tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật...
Lên đầu trang
phanbontomato.com phanbontomato.com
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng