I. Bệnh hại
1. Bệnh Thối Đầu Cành: Do nấm Alternaria sp gây ra, bệnh thường phát sinh vào đầu mùa mưa.
Bệnh thối đầu cành
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn sạch cây bệnh, bón phân cân đối, sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun ướt đẫm các ngọn và cành cây.
VD: Mancozeb, Tilt + Đồng EDTA, hoặc Rovral 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần
2. Bệnh đốm trắng: Do nấm Neoscytalidium dimidiatum bệnh xuất hiện tấn công mạnh vào mùa mưa. Nhiệt độ 30-35oC và ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển và lây lan.
Bệnh đốm trắng trên cành và trái
Biện pháp phòng trị: Bón phân cân đối NPK, vệ sinh vườn dọn cỏ tạo thông thoáng và thoát nước tốt cho vườn thanh long, tỉa bỏ và tiêu hủy nhưng cành và trái bị.Phun thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Hexaconazole, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
VD: Đồng EDTA + Antracol 80 wp phun lặp lại 2 lần khi cây và trái mới phát bệnh.
Thuốc Amista Top + Dithane phun trực tiếp lên dây hoặc búp.
3. Bệnh Thán Thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại, bệnh xuất hiện khi thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, và đặc biệt là cây có nhiều cành non.
Bệnh thán thư trên cành và trái
Biện pháp phòng trị: Làm cỏ, tỉa cành, vệ sinh vườn, tiêu hủy bộ phân bệnh, bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục, phun thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)…phun lân phiên các loại thuốc
VD: Sumi eight (20-30g/16l) + staner + vicarben.
Antracol, Ridomil Gold, Đồng EDTA, Score, phun thuốc vào hoa sau khi nở 3-5 ngày, phun được vào trái nhưng phải cắt bỏ phần nhụy héo rũ
4. Bệnh nám cành: Bệnh xuất hiện vào màu nắng trong điều kiện thời tiết thất thường. Nắng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp tấn công và phát triển.
Bệnh nám cành
Biện Pháp phòng trị: Tỉa bỏ cành bệnh, vệ sinh vườn.Bón phân cân đối NPK, bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây.Phun thuốc có hoạt chất Hexaconazole, Azoxystrobin, Metalaxyl hay các hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil) …
VD: Rovral, Anvil 5 SC, Amista top Hoặc có thể sử dụng Tinh Vôi Tomato phun phủ dây định kỳ nữa tháng một lần
5. Bệnh đốm nâu: Do nắm Gloeosporium agaves gây hại trong điều kiện ẩm độ cao hoặc nhiều sương mù vào sáng sớm tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh.
Bệnh đốm nâu trên cành và trái
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh vườn, cắt và tiêu huỷ cành bệnh. Bón phân cân đối, hợp lý chống úng và chống hạn cho cây.Dùng các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun ướt đẫm các ngọn và cành cây
VD: Mancozeb 80 WP, Ridomil Gold, Anvil 5SC, Sát khuẩn, Đồng EDTA, Lốc AK
II.Sâu hại
Trong quá trình canh tác thanh long cũng thường hay gặp một số sâu hại thanh long:
1. Ruồi đục trái: (Bactrocera dorsalis Hendel và B. correcta): Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái cây và đẻ trứng vào chỗ tiếp giáp giữa vỏ và thịt, trứng được đẻ thành từng chùm trong một lỗ khoét trên trái. Dòi non nở đục ăn thịt trái, khi đủ lớn, dòi di chuyển xuống đất làm nhộng.
Ruồi đục trái
Biện pháp phòng trị:Vệ sinh vườn, dùng bẩy pheromone, dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol (như Ruvacon 90SL, Vizubon-D) để dẫn dụ và diệt ruồi đực. Đặt 3-5 bẫy/100 trụ.
Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học
2. Kiến lửa, kiến riện: Kiến cắn phá gây hại nghiêm trọng vào mùa mưa, tấn công hom giống mới trồng, cây có nhiều đọt non và giai đoạn hình thành nụ hoa. kiến cắn phá nụ hoa và tai trái non làm giảm sản luợng và giảm giá trị của trái thanh long
Kiến gây hại cây thanh long
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng, dùng các loại thuốc như Regent, Dontotsu hoặc rải Basudin quanh gốc hoặc ngây ổ kiến, có thể trộn thêm đường, bánh mì hoặc cơm nguội để rải nhằm thăng thêm hiệu quả
3. Ngâu: Đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa, trái non làm ảnh hƣởng đến sự đậu trái, các vết đục còn tạo điều kiện cho kiến lửa xâm nhập và tấn công.
Ngâu gây hại thanh long
Biện pháp phòng trị: Bắt ngâu bằng tay, hoặc sử dụng các loại thuốc như Regent 800WG, Dantosu, Confidor.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.