Khi trồng rau, củ, quả, nếu như trồng trong điều kiện không thuận lợi sẽ xuất hiện những bệnh hại và đặc biệt là nấm. Bệnh này gây nhiều khó khăn trong việc quản lý và phòng trừ. Vậy làm sao để ngăn ngừa, phòng trừ, xử lý bệnh nấm trên rau củ hiệu quả, hãy cùng Gold Tomato tìm hiểu nhé!
1. Bệnh nấm trên rau củ quả là gì?
Nấm là một loại sinh vật không chứa diệp tố và cấu tạo thường ở dạng đơn bào hoặc đa bào. Chúng có thể dễ dàng được quan sát dưới kính hiển bi hoặc bằng mắt thường.
Nấm có cơ quan sinh trưởng dạng sợi và phân nhánh. Chiều rộng của sợi nấm dao động từ 0,5 đến 100 µm. Còn chiều dài của chúng sẽ thay đổi theo từng loài và còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng của nấm.
Các loại nấm mang mầm bệnh sẽ tồn tại trong đất một khoảng thời gian dài dưới dạng sợi nấm, hạch nấm, bào tử, trứng,… Chúng sẽ xâm nhiễm và làm hại cây trồng, khiến cho rễ và các tế bào mạch dẫn không còn khả năng hút nước cũng như là các chất dinh dưỡng. Lâu dần, cây sẽ trở nên còi cọc, héo mòn đến chết.
Nấm sinh sản ở nhiệt độ thích hợp từ 25-18oC. Chính vì thế hầu hết chúng không phát triển được trong cơ thể con người.
2. Cách để nấm xâm nhập vào cây
Có nhiều phước thức khác nhau để nấm xâm nhập vào cây. Và những phương pháp phổ biến là:
- Bệnh nấm xâm nhập vào lá: Septoria, Colletotrichum
- Bệnh nấm xâm nhập vào thân: Sclerotinia, Sclerotium cùng một số nấm vi khuẩn làm héo cây.
- Bệnh nấm xâm nhập vào đất: Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia.
3. Một số loại bệnh do nấm trên rau củ quả
Nấm gây ra nhiều bệnh cho rau củ quả như:
- Làm thối rễ và chết cây con: Do các loại nấm P. aphanidermatum, P.myriotylum, Pythium species, P.spinosuma. Các loại nấm này sẽ di động bào tử và lan truyền trong đất, trong nước hoặc là nước mưa.
- Bị thối rễ và thối gốc: do loại nấm Phytophthora capsici. Nấm này cũng có dạng bào tử sợi nấm tồn tại trong tàn dư của cây bệnh trên ruộng và có thể là tồn tại trong bào tử trứng ở đất. Dao động của bào tử cung sẽ lan truyền qua nước trong đất và nước mưa.
- Thối gốc thân: Nguyên nhân là do nấm Sclerotium rolfsii. Loại nấm này có hạt tròn, nhỏ và màu nâu tồn tại trong đất.
- Thối thân và quả: Nguyên nhân là do nấm Sclerotinia sclerotiorum. Loại nấm này có hạch khá lớn và màu đen được tồn tại trong đất. Hạch nấm chính là dấu hiệu để chuẩn đoán nấm trên đồng ruộng.
- Nhiều bệnh ở rễ, thân, lá và quả của những loại cây trồng lâu năm: Do một dạng nấm bào tử sợi tên là Phytophthora palmivora tồn tại trong tàn cây và có thể cả bào tử trứng ở trong đất. Bào tử này cũng dao động lan truyền qua nước trong đất, nước mưa hoặc là nước khi tưới cây.
- Chết cây con, thối rễ và thân: Nguyên nhân do nấm Rhizoctonia sp.
4. Biện pháp phòng trừ và xử lý bệnh nấm trên rau củ quả
Để hạn chế bệnh hại cây trồng, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
a. Vệ sinh đồng ruộng
Với biện pháp này, sau khi thu hoạch xong và chuẩn bị canh tác cho mùa vụ tiếp theo, chúng ta cần dọn dẹp tàn dư thực vật, cũng như cỏ dại vì đây là một trong những nguồn lây bệnh quan trọng nhất. Cần nhổ toàn bộ các loại cây đã có biểu hiện của việc nhiễm bệnh trước đó.
b. Thực hiện biện pháp cơ giới vật lý
Với biện pháp này, chúng ta phát hiện kịp thời và nhổ bỏ cây bị bệnh và hạn chế tình trạng tưới nước để tránh lây lan. Đây cũng là một trong những cách để không gây tổn thương rễ trong suốt quá trình trồng trọt và chăm sóc.
c. Chọn giống
Không nên dùng hạt giống đã có mầm bệnh. Cần luân canh cây trồng khác họ để giảm thiểu tình trạng nhiễm bệnh. Xử lý hạt giống bằng nước ấm 50 độ C trong vòng 25 phút trước khi gieo trồng
d. Làm đất để tránh và xử lý bệnh nấm trên rau củ quả
Đất để trồng rau củ quả cần phải tơi xốp, thoát nước tốt. Nếu đất bị ẩm nhiều hãy đào rãnh quanh luống để nước thoát xuống mương dễ dàng hơn. Đây chính là một trong những biện pháp làm chậm quá trình lây bệnh sang các cây khác bên trong vườn rau nhà bạn.
Trong mùa mưa bão nếu như mùa vụ trước đó của bạn đã nhiễm bệnh thì nên bón vôi vào đất để cải tạo và giết chết vi khuẩn gây bệnh.
e. Mật độ trồng
Mật độ cây trồng cần phải vừa phải. Không nên trồng cây quá dày để giảm bớt độ ẩm khi giao tán.
f. Phân bón
Trước khi trồng, nên bón vôi và xử lý đất. Nên bón phân hữu cơ vi sinh hoặc là phân chuồng đã ủ cho rau. Cần phải biết cách sử dụng cân đối phân bón NPK và không bón nhiều phân đạm. Khi bệnh trong rau đang phát triển thì cần phải ngừng việc sử dụng phân đạm.
Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ hoai mục với nhiều vi sinh vật đối kháng để hạn chế nguồn gây bệnh.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.